日本の面接で聞かれること
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN!
Dưới đây là một số kỹ năng khi phỏng vấn với người Nhật. Cả nhà cùng tham khảo và áp dụng thử xem nhé 😉
PART 1
Q1.自己紹介
→最初の自己紹介は30秒~1分くらいで行います。それ長くなると採用担当者から「話の長い面倒くさそうなやつ」と思われてしまうことがあります。短く簡潔に!自己紹介では、自分の名前・年齢・出身地・出身大学・今どの企業でどんなことをして働いているかを完結に話すことを心がけてください。また、明るく元気にゆっくりと話すことを心がけてください。
Giới thiệu bản thân lần đầu tiên nên trình bày trong 30 giây đến 1 phút. Nếu bạn nói quá dài thì rất có thể bị nhà tuyển dụng đánh giá rằng Bạn là người nói nhiều và phiền phức. Nên nói ngắn gọn, hàm súc!. Trong giới thiệu bản thân hãy cố gắng nói ngắn gọn về họ tên, tuổi, nơi sinh, tốt nghiệp trường đại học nào, hiện tại đang làm công ty nào, làm việc gì. Ngoài ra, hãy ghi nhớ phải có bề ngoài sáng sủa, phong thái khỏe khoắn, nói mạch lạc.
Q2.仕事の内容、職歴を教えてください。Hãy nói về nội dung công việc, kinh nghiệm làm việc.
→企業の担当者がわかりやすいように伝える。企業担当者は自社の業務で役に立ちそうな仕事をしてきたか、また関連がなくてもやれそうかを見ています
Truyền đạt cho nhà tuyển dụng dễ hiểu. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá xem nội dung công việc bạn đã làm có giúp ích cho nghiệp vụ của công ty hay không , hoặc cho dù không có liên quan thì bạn có phải là người có thể làm được việc hay không?
類似した質問
①仕事の内容でどんな実績があるか?(成功体験はあるか?)
Bạn đã có những thành tích thực tế nào trong công việc? (có những thành công gì?)
→例)〇〇プロジェクトで新しい部品を製作し、賞を獲得した。など。
どのように取り組み、その結果どうなったかの過程を知り、どのように頑張る人なのかを知るための質問です。
(最初はうまくいかなかったけど、スタッフにお願いし、皆の力を借りてやり遂げた。最初は失敗したけれど、諦めずに方法を変えながら試行錯誤してがんばって結果を出した。等)
Ví dụ: trong dự án XX, bạn chế tạo được sản phẩm mới và giành được giải thưởng. vv…
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng biết được quá trình bạn nỗ lực như thế nào đạt được kết quả ra sao, bạn là người cố gắng như thế nào
(Lúc đầu công việc không suôn sẻ nhưng sau khi nhờ đồng nghiệp và được mọi người giúp đỡ, cuối cùng đã hoàn thành trọn vẹn công việc. Lúc đầu thất bại nhưng đã không từ bỏ mà thay đổi phương pháp, rút kinh nghiệm từ những lần thử thách, thất bại để đưa ra các phương pháp thích hợp đem lại thành quả.vv…)
②仕事に取り組むとき、どんなことに気をつけて行っていますか?
Khi tiến hành công việc thì bạn thường chú ý những điều gì?
→例)ミスがないよう丁寧な仕事を心がけています。例えば、図面作成をする際は完成してからだけではなく、工程の段階ごとに一つ一つチェックをするよう心がけています。など。
普段の仕事の取り組み方を聞いて、その人が普段どのようなことに気をつけているか、どんな気持ちで仕事に取り組んでいるかを知るための質問です。
Ví dụ: Bạn chú tâm làm việc cẩn thận mà không có sai sót. Chẳng hạn sau khi tạo ra 1 bản vẽ thì không chỉ hoàn thành là xong mà bạn còn chú tâm đến việc kiểm tra lại từng công đoạn một.vv…
Đây là câu hỏi với mục đích thông qua phương pháp bạn tiến hành công việc hàng ngày để nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn là người thường chú tâm đến điều gì, bạn làm việc với tinh thần như thế nào.
③仕事で失敗したことと、どのように解決したかを教えてください。
Hãy cho chúng tôi biết thất bại bạn gặp phải và bạn vượt qua nó như thế nào?
失敗したり解決が困難なことに直面した場合、どのように乗り越えるか、どのような思考で乗り越えるのかを知るための質問です。
Là câu hỏi để biết được khi bạn thất bại hoặc gặp phải tình huống khó khăn, bạn sẽ vượt qua như thế nào, bạn vượt qua nó với tinh thần như thế nào.
④職場での役割を教えてください。
Hãy trình bày về nhiệm vụ bạn ở nơi làm việc
→例)マネージャーとしてチームをまとめていました。チームをまとめる際にはメンバーの意見を聞き、みんなが案を出しやすいような環境にすることを心がけています。など。
職場での役割は役職についてない場合でも問われることがあります。その場合、「明るくチームを盛り上げる存在だった」、「みんなが嫌がるような仕事も率先して行った」などを回答します。どんなキャラクターだったのか(かわいがられるキャラなのか、まとめ役のリーダーの役割なのか)を知るための質問です。
Ví dụ: Là quản lý, bạn điều phối mọi người thành một đội. Khi đã tập trung thành một đội, luôn chú trọng đến việc lắng nghe ý kiến của các thành viên, tạo ra môi trường để mọi người dễ dàng đề xuất các ý tưởng cho công việc…
Đây là câu hỏi bạn có thể bị hỏi ngay cả khi bạn không giữ một chức vụ nào trong công ty. Trong trường hợp này, bạn hãy trả lời theo kiểu như như “ Tôi là thành viên khuấy động phong trào cho cả đội”, “Tôi luôn ưu tiên làm những công việc mà có vẻ mọi người ngại không muốn làm”. Đây là câu hỏi để biết bạn là người có tính cách như thế nào( tính cách dễ mến hay mang xu hướng là người lãnh đạo điều phối mọi người)
⑤仕事のやりがいを教えてください。
Hãy trình bày về hứng thú làm việc của bạn
この候補者はどんな人柄で仕事に対してどんなモチベーションを持って取り組むのかを聞く質問です。
Là câu hỏi để nghe xem ứng viên này là người có tính cách thế nào, làm việc với động lực ra sao.
+
PART 2
Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục về chủ đề các kỹ năng khi phỏng vấn với người Nhật. Các bạn xem có lọc được thông tin hữu ích cho mình không nha…..
Q3.自分の強み(長所)を教えてください。
Hãy trình bày về điểm mạnh của bản thân
自分を分析し、どんな強みがあるかを伝えるためのエピソードを一つ用意しておきましょう。また、長所と短所を同時に聞かれることもあります。その場合、なるべく表裏一体のことを答えるようにすることが無難です。(長所:負けず嫌いでなんでも本気で取り組みます。⇔短所:熱くなりやすく、短気な面もあります。)
Bạn hãy tự phân tích bản thân và chuẩn bị trước 1 đoạn để nói về điểm mạnh của mình. Ngoài ra, bạn có thể bị hỏi đồng thời cả về ưu điểm lẫn nhược điểm. Trong trường hợp này, nếu có thể bạn hãy trả lời 2 nội dung một cách thống nhất. (Ưu điểm: Không chịu bỏ cuộc, cho dù không thích hay như thế nào thì vẫn luôn cố gắng hết mình. Nhược điểm: dễ nổi nóng, cũng có lúc nóng nảy)
①自己PRをお願いします。
1. Hãy PR bản thân
→例)私はなんにおいても粘り強く取り組みます。部品設計の際はサイズや原料など失敗を繰り返しながら決めるのですが、何度失敗して、他の人が諦めそうになっても、皆を励ましながら粘り強く仕事をし、完遂するようにしています。など。
「自己PR」や「長所」を聞かれた場合、「まじめなことです。」や「諦めないことです。」といった一言で終わらせてはいけません。必ず言ったことに対するエピソードや話をするようにしてください。
Ví dụ: Bạn luôn cố gắng kiên trì hết sức trong bất cứ việc gì. Khi thiết kế sản phẩm, bạn gặp thất bại về kích cỡ, nguyên liệu và quyết định phải làm đi làm lại nhiều lần nhưng dù có thất bại bao nhiêu lần, dù người khác có vẻ sắp bỏ cuộc đi nữa thì tôi luôn vừa động viên mọi người vừa kiền trì hết sức để hoàn thành sản phẩm. vv….
Trong trường hợp được hỏi về “PR bản thân” hoặc “ ưu điểm bản thân” thì không nên trả lời cụt lủn bằng 1 câu như “ Tôi là một người nghiêm túc” hoặc “ Tôi là người không bỏ cuộc” mà nên trình bày theo cách kể một câu chuyện có bắt đầu và kết thúc.
②自分の弱み(短所)を教えてください。
2. Hãy trình bày về nhược điểm (sở đoản) của bản thân.
→例)私は少しうっかりしてしまうことがあります。一度上司に指示されたことを忘れてしまい、迷惑をかけたことがあるので、それ以来、どんな小さいことでもメモをとるようにしています。など。
弱み(短所)は大げさに言ってはいけません。「少しだけ~」などいってソフトに伝えましょう。
Ví dụ: Tôi thi thoảng hay quên. Vì có 1 lần quên chỉ thị của sếp và đã gây ra việc phiền phức nên sau này tôi hay ghi chép lại dù là những việc nhỏ nhất.vv…
Nhược điểm (sở đoản) không nên nói phóng đại. Hãy nói giảm nói tránh và dùng kèm các từ như “chỉ một chút”…
Q4.志望動機を教えてください。
Hãy trình bày về nguyện vọng của mình.
その企業で働きたい理由(志望動機)を言えなければ、面接で合格することはありません。「ライバル社ではなく、なぜうちにくるのか?」といった厳しい質問をされることもあります。(おそらく外国人候補者に対してはないと思いますが。。。)
①この会社に入ってどんな仕事がしたいのか②自分のどんな技術が活かせると思うか
これを答えられるようしてください。また、この質問を受けたとき、よく外国人候補者は日本で働きたい理由を話してしまいがちですが、「なぜ日本で働きたいのか?」とは違う質問であることにも充分注意してください。
Nếu bạn không trình bày được lý do muốn làm việc tại công ty( nguyện vọng), thì bạn sẽ không thể đỗ phỏng vấn. Bạn cũng có thể gặp các câu hỏi hóc búa như “ tại sao lại chọn công ty chúng tôi mà không phải là công ty đối thủ?”
Để trả lời câu hỏi trên thì phải làm sáng tỏ được 2 vấn đề sau
1. Bạn muốn làm công việc như thế nào khi vào công ty?
2. Bạn nghĩ sẽ phát huy những kỹ năng gì của bản thân?
Ngoài ra, khi nhân được câu hỏi trên, hầu hết các ứng viên người nước ngoài có chiều hướng nói lý do là muốn làm việc tại Nhật Bản nhưng hãy chuẩn bị luôn cả lý do cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc tại Nhật”.
①なぜ日本で働きたいのですか?
1. Tại sao bạn muốn làm việc tại Nhật Bản?
→日本で働きたい理由を答えられる方は多いので大丈夫だと思います。ただし、「給料が高いから。」とだけは言わないようにしてください。
Câu trả lời sẽ tùy từng mỗi người mà khác nhau.
Tuy nhiên, không được trả lời rằng “ Vì lương cao”
②私たちの会社のことをどう思っていますか?
2. Bạn nghĩ như thế nào về công ty chúng tôi?
→いじわるな質問ですが、技術をほめるなどで乗り切りましょう。
Câu hỏi này là câu hỏi làm khó ứng viên,
Bạn nên khen ngợi về kĩ thuật, nghiệp vụ…. của công ty.
Q5.周りの人はあなたのことをどう思っているか?
Những người xung quanh nghĩ như thế nào về bạn?
周りからどのように言われて(思われて)いるか(まじめだといわれる、明るい性格といわれる、など。)を知るための質問です。自分からの評価だけでなく、周りから言われていることもちゃんと覚えているか、また自分の評価と離れすぎていないか評価されます。(長所を聞かれたときに「自分は負けず嫌いです。」と答えたが、周りからは「勝ち負けよりも過程にこだわる人と言われます」と答えては、整合性が取れていないですよね。)
Là câu hỏi để biết được những người xung quanh nói (nghĩ) như thế nào về bạn ( VD; bạn được cho là người nghiêm túc, bạn được cho là có tính cách thân thiện,vv…). Câu hỏi này không phải là câu hỏi để bạn tự đánh giá mình như thế nào mà câu hỏi này nhằm mục đích đánh giá xem bạn có phải là người có biết lắng nghe những điều mà người xung quanh nói về mình hay không, hơn nữa những đánh giá đó có khác xa nhiều với đánh giá của bản thân bạn hay không.( Khi được hỏi về ưu điểm, bạn trả lời rằng “ Bạn ghét bị thua cuộc” nhưng người xung quanh lại trả lời rằng “Bạn là người để ý đến quá trình hơn là thắng thua”, như thế là không có tính nhất quán)
Nguồn: sưu tầm.