Home / Học tiếng Nhật / Bài 1: Một vài cơ bản về chào hỏi ở Nhật Bản (挨拶の基本)

Bài 1: Một vài cơ bản về chào hỏi ở Nhật Bản (挨拶の基本)

ビジネスマナー:Business Manner
Đây là những cách ứng xử cần thiết ở môi trường doanh nghiệp Nhật Bản; rất cần cho những ai đã/đang/sẽ làm việc trong môi trường này.

Unit 1: 挨拶の基本
( Một vài cơ bản về chào hỏi )

1 Chú ý khi chào hỏi:

– Người Nhật rất coi trọng việc chào hỏi. Dù tiếng Nhật của bạn chưa tốt, nhưng việc cười tươi, nhìn vào đối phương và chào hỏi; thế là đã đủ để tạo ấn tượng ban đầu.

– Nụ cười tuy quan trọng, nhưng cũng phải chú ý đến cách cười. Đừng dùng nụ cười tự mãn hoặc nụ cười khiếm nhã, suồng sã. Bạn sẽ bị cho là có gì mờ ám; hoặc là lễ nghi không đúng.

– Vừa chào hỏi , vừa nở nụ cười là điều tốt; tuy nhiên hãy chắc rằng bạn nhìn vào đối phương; hoặc là ngẩng mặt lên khi nói. Đừng tạo 1 ấn tượng về sự buồn rầu.

[Về độ to nhỏ của âm thanh lúc chào hỏi]:

Chào hỏi thì khá là đơn giản; nhưng độ to hoặc độ cao của giọng nói lại rất quan trọng.
Ví dụ; khi bạn muốn chào mọi người một cách khỏe khoắn; nhưng mà nói to quá thì sẽ có người bị ngạc nhiên, bị bất ngờ. Tuy nhiên, chào bé quá thì cũng không hay.
Vì thế mức độ hoàn hảo là to hơn độ to của âm thanh khi nói chuyện bình thường 1 chút; và độ cao cũng cao hơn 1 chút. Và đừng quên mỉm cười; bạn sẽ có 1 sự あいさつ thành công !!!

2. Cúi chào (おじぎ)

Với kiểu của Nhật, cứ chào hỏi sẽ đi kèm với sự cúi chào. Cùng tìm hiểu qua để biết về cách cúi chào phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau.
Ở đây sẽ có sự khác nhau giữ nam và nữ:

– Nam cúi chào thì tay đặt ở mép chỉ quần phía ngoài. Các ngón tay khép vào, thả lỏng. TUY NHIÊN, đôi khi nam cũng cúi chào cùng kiểu với nữ ( nhân viên cửa hàng )
– Nữ thì đặt tay trước bụng, thả lỏng.

Góc cúi chào:

+ 15 độ: Dùng khi đến chỗ làm; rời đi; hoặc đi ngang qua người mình có quen biết. Có thể dùng khi đi bộ.
+ 30 độ: Dùng với khách hàng, cấp trên, thể hiện sự tôn trọng. Chú ý không vừa đi vừa cúi chào.
+ 45 độ: Dùng khi biểu lộ lòng biết ơn hoặc xin lỗi. Nhất định phải đứng thẳng trước trước mặt đối phương.

Point:

– Nói xong lời chào hỏi ( hoặc khi đang nói lời chào hỏi ) thì cúi chào.

VD: Nếu chào おはようございます thì nhìn vào mặt đối phương khi nói ohayou; rồi cúi chào khi nói gozaimasu.

– Kết thúc sự cúi chào với 1 cái gật đầu nhẹ; ngẩng mặt lên khi kết thúc câu chào hỏi. Nên cúi khoảng 2s; rồi ngẩng lên từ từ. Nếu làm nhanh quá sẽ cho cảm giác không chân thật.

3. Đến/Rời chỗ làm và sự chào hỏi.

– Hãy đến chỗ làm 15 phút trước khi giờ làm bắt đầu.

– Bật máy tính và sẵn sàng trước khi đến giờ làm việc.

– Không ăn sáng ở bàn làm việc. Nếu bắt buộc phải làm thế; hãy chọn bánh mì, hoặc thức ăn nào đó không có mùi.

– Đừng có cất hết đồ đạc, dọn dẹp mọi thứ khi mà chưa thực sự kết thúc giờ làm. VD 5h hết giờ làm thì việc dọn dẹp từ 5h kém 15 để sẵn sàng đi về lúc 5h là việc không nên.

– Nếu đã xong việc; mà thấy người khác có vẻ bận. thì trước khi về cũng nên nói 「何かお手伝いしましょうか?」thế thì sẽ tạo ấn tượng tốt.

– Khi về trước đồng nghiệp; hãy chào hỏi nhẹ nhàng bằng cách nói 「お先に失礼します」. Nói to quá, hoặc không nói gì cũng sẽ là không nên.
Khi đó, kiểu gì đồng nghiệp cũng nói lại: お疲れ様でした; sếp thì chắc sẽ nói ご苦労様.

Unit 2 sẽ là về 身だしなみ ( Tạm dịch là sự xuất hiện của bản thân ) Cái mà đối tượng sẽ quyết định cái ấn tượng về bản thân mình chỉ trong 3s đầu tiên. それじゃ、また!!!


Cảm ơn anh ‎Vũ Mạnh Tuấn đã chia sẻ.
Fb: https://www.facebook.com/vmtvip