Home / Học tiếng Nhật / Phân biệt ば/ たら / なら

Phân biệt ば/ たら / なら

Phân biệt ngữ pháp ば/ たら / なら

1. ~ば: Nếu, Giả sử
+ Trong dạng câu「Xば…しよう/したい」, nếu Y diễn tả ý chí hoặc hi vọng, thì sẽ có một sự giới hạn trong sự sử dụng vị ngữ ở vế X. Theo khuynh hướng chung thì, nếu vị ngữ của vế X chỉ trạng thái thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu nó dùng động từ chỉ động tác hoặc sự thay đổi thì câu văn nhiều khi trở nên thiếu tự nhiên.

+ Theo sau 「ば」là những cách nói diễn tả “tác động” nghĩa là yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó, ví dụ như những câu diễn tả “mệnh lệnh, cấm đoán, cho phép, khuyến dụ, yêu cầu.

+ Trường hợp có thể sử dụng 「ば」diễn tả trạng thái ví dụ như 「V-たい」,「V-ない」,「ある」,… Người nói mang một tâm trạng phủ định hoặc hoài nghi đối với khả năng hoàn thành với ý nghĩa: “có lẽ công việc sẽ không xong, nhưng giả dụ có thể hoàn thành công việc được”. Trong trường hợp thế này ta dùng 「ば」.

+ Thế nhưng nói chung, trong trường hợp X diễn tả động tác hay sự biến đổi và sau sau khi động tác hay sự biến đổi xảy ra, nếu chỉ thị hãy làm hoặc cấm làm một động tác kế tiếp thì người ta không thể dùng 「ば」mà thay vào đó phải dùng 「たら」.

+ Chẳng hạn như: (sai) 駅に着けば迎えに来てください。 Chừng nào tôi tới nhà ga hãy tới đón tôi. (đúng) 駅に着いたら迎えに来てください。 Chừng nào tôi tới nhà ga hãy tới đón tôi. (sai) お酒飲めば運転するな。 (đúng)お酒を飲んだら運転するな。 Sau khi uống rượu chớ lái xe.

Ví dụ:
お金があれば車を買います。
Nếu có tiền tôi sẽ mua ô tô

分からない言葉があれば聞いてください。
Nếu có từ nào không hiểu thì hãy hỏi nhé.

そう思いたければ勝手に思え。
Nếu muốn nghĩ thế thì anh cứ nghĩ tùy thích.

やりたくなければやるな。
Nếu không muốn làm thì đừng làm.

宿題をすませなければ遊びに行ってはいけない。
Nếu chưa làm xong bài tập thì không được đi chơi.

飲みたくなければ飲まなくてもいい。
Nếu không muốn uống thì anh không cần phải uống.

お時間があれば、もう少しゆっくりしていってくださいよ。
Nếu còn thời gian thì hãy thong thả ở thêm chút nữa (rồi hãy về).

明日、天気がよければ海に行きませんか。
Ngày mai nếu trời đẹp anh đi chơi biển với tôi nhé.

雨が降れば出かけません。
Nếu trời mưa tôi sẽ không ra ngoài.

高ければ買いません。
Nếu đắt thì tôi sẽ không mua.

2. ~ たら: Giá như, chẳng hạn như

Cách dùng:
Đưa ra một giả định không có thật. Mẫu câu này được sử dụng như một câu điều kiện diễn tả một điều không có thật. Nếu theo giả định đó thì một điều trái với hiện thực sẽ xảy ra ở vế đằng sau.

Ví dụ:
あのとき精密検査を受けていたら、手遅れにならなかっただろう。
Giá mà lúc ấy được kiểm tra bệnh lý cặn kẽ thì chắc đã có thể chữa trị kịp.

隕石が地球に衝突していなかったら恐竜は絶滅していなかったかもしれない。
Nếu ngày xưa thiên thạch không va chạm quả đất thì có thể là loài khủng long đã không bị tuyệt chủng.

もし寝坊していたらこの飛行機に乗れなかった。間に合わってよかった。
Nếu vẫn còn ngủ nướng thì tôi đã không kịp lên chuyến bay này rồi. May mà đã kịp.

Chú ý:
Đây là lối nói giả định một sự việc khác với hoặc trái ngược với sự việc đã thực sự xảy ra, rồi hình dung ra rằng, trong trường hợp đó, có lẽ, sự việc đã xảy ra như thế này, thế kia…

Thông thường, động từ được dùng dưới dạng 「V-ていたら」 để biểu thị tính trạng thái. Trong trường hợp giả định một sự việc ngược lại với một sự việc trong quá khứ thì cuối câu, vị ngữ sẽ được dùng ở dạng như 「ただろう」(có lẽ đã…), 「たはずだ」(chắc chắn đã…),「たのに」 (đã…[không phải như bây giờ]),v.v…

Trong phân biệt ば~たら~なら thì「たら」 có khuynh hướng thường được sử dụng khi nói về một sự việc cá biệt, mà rất khó dùng khi nói về một “điều kiện phổ quát” nêu lên một chân lí hoặc một quy luật phổ biến. Tuy thế, trong văn nói, cũng có lúc được dùng để diễn đạt thói quen của một sự vật xác định nào đó.

3. ~なら: Nếu, giả sử

Cấu trúc:
A (な) +なら
N + なら

Cách dùng:
+ Đưa ra một giả định không có thật. Mẫu câu này được sử dụng như một câu điều kiện diễn tả một điều không có thật. Nếu theo giả định đó thì một điều trái với hiện thực sẽ xảy ra ở vế đằng sau.

+ Dùng khi đưa ra lời khuyên mua bán, tư vấn cái gì đó.

Ví dụ:
行きたくないのならやめておいたらどうですか。
Nếu không muốn đi, anh nên bỏ quách đừng đi nữa.

真相を知っているのなら私に教えてほしい。
Nếu biết sự thật xin anh hãy báo cho tôi biết.

スキーなら北海道がいいですよ。
Nếu là trượt tuyết thì đi Hokkaido được đấy.

Tổng kết:
Trong phân biệt ば~たら~なら thì「~たら」 có phạm vi sử dụng rộng nhất, dùng để diễn tả ý chí, nguyện vọng. Hoặc diễn tả sự thật sự việc xảy ra trong quá khứ, kết quả và thói quen.
Khi diễn tả điều kiện tối thiểu, diễn ra theo quy luật tự nhiên chân lí thì có thể dùng 「ば」 . Trường hợp dùng có 「さえ~」 thì dùng 「ば 」
Với điều kiện giả định,khi đưa ra lời khuyên cho đối phương thì dùng 「なら」hoặc khi diễn