Home / Ngữ pháp / Phân biệt 3 mẫu ngữ pháp: 〜にくい、〜づらい、〜がたい

Phân biệt 3 mẫu ngữ pháp: 〜にくい、〜づらい、〜がたい

Phân biệt 3 mẫu ngữ pháp: 〜にくい、〜づらい、〜がたい

Ngoài tính từ 難しい để diễn tả sự khó khi làm hay một trạng thái nào đó, trong tiếng Nhật còn tồn tại 3 ngữ pháp 「にくい」「づらい」「がたい」đều mang nghĩa “khó” tuy nhiên sắc thái biểu thị của nó khác nhau. Cùng phân biệt 3 mẫu ngữ pháp 「にくい」「づらい」「がたい」.

1. Về mặt ngữ pháp

Cả 3 mẫu này đều có cách chia giống nhau:

Và cùng diễn tả ý nghĩa “khó” để làm một điều gì đó.

2. Về mặt ý nghĩa

– 「にくい」: Nguyên nhân dẫn đến việc “khó” này là nguyên nhân khách quan, không thuộc phạm vi kiểm soát của người nói.

Mức độ biểu thị: Vì nguyên nhân khách quan khiến người thực hiện ở trạng thái bị động nên khó khăn hơn bình thường.

Ví dụ:
この本は字が小さくて、読みにくいです。
Quyển sách này chữ nhỏ quá nên khó đọc.

専門用語で書いてあるため、この本は実に読みにくいです。
Quyển sách này được viết bằng thuật ngữ chuyên môn nên khó đọc.

– 「づらい」: Nguyên nhân của việc “khó” là nguyên nhân chủ quan thuộc cá nhân người nói.

Mức độ biểu thị: Khó khăn thường về mặt tâm lý, cảm giác nhưng nếu cố gắng thì vẫn làm được.

Ví dụ:
彼の声は聞き取りぐらいです。
Giọng của anh ấy hơi khó nghe.

– 「がたい」: Diễn tả khó khăn mà cá nhân người nói muốn làm nhưng không thể nào làm được (về mặt tinh thần hoặc cảm xúc).

Mức độ biểu thị: Khó khăn cao, muốn làm nhưng không thể làm được.

Ví dụ:
このケーキは可愛いので食べがたいです。
Chiếc bánh này đáng yêu quá nên không nỡ ăn.

リンさんのような正直な人が噓をついたのは信じがたいです。
Khó thể tin được người thành thật như Linh mà lại nói dối người khác.

Xem thêm:
Ngữ pháp N5: Phân biệt こ、そ、あ、ど
Ngữ pháp N3: Phân biệt ~まま và ~っぱなし