Home / Học tiếng Nhật / Phân biệt 「と」「ば」「たら」「なら」

Phân biệt 「と」「ば」「たら」「なら」

Phân biệt 「と」「ば」「たら」「なら」

PHÂN BIỆT CÁCH SỬ DỤNG CỦA「と」「ば」「たら」「~なら」BÀI VIẾT RẤT DÀI!

「と」「ば」「たら」「~なら」の使い分け

Xin lỗi mọi người vì phân tích bài này mất thời gian quá huhu, mình đã tổng hợp lại cách sử dụng của mệnh đề điều kiện rồi, mọi người ai chưa nắm vững thì cố gắng đọc hết và đọc thật kỹ sau đó memo lại để nhớ và có thể sử dụng hằng ngày nhé!

1. Khái niệm: Câu điều kiện dùng 「と」 về cơ bản thường sẽ là câu mà sự việc ở vế trước xảy ra thì sự việc ở vế sau chắc chắn sẽ xảy ra. Thường là những câu biểu đạt sự lặp đi lặp lại, cố định, không thay đổi ví dụ như thói quen, kết quả, hiện tượng tự nhiên..

*Cách chia
Chủ ngữ (は・が)+ động từ thể thông thường (cũng có thể dùng với thể lịch sự khi cần)/tính từ đuôi 「い」tính từ đuôi「な」+「だ」 、danh từ+「だ」, mệnh đề 2

*Ví dụ
雨が降ると、雪が解けます。
Hiện tượng tự nhiên (động từ)
父は毎朝起きると、新聞を読みます。
Thói quen (động từ)
このボタンを押すと、ドアが開きます。
Giới thiệu về chức năng của cửa
このボタンを押せば、ドアが開きます。
Giải thích và đưa ra chỉ dẫn khi có người nào đó hỏi
成績が悪いと進学できません。
Tính từ đuôi 「い」
部屋が静かだとよく勉強できます。
Tính từ đuôi「 な」
成績が60点以上だと合格です。
Danh từ

2. Khái niệm: Câu điều kiện dùng「~ば」cũng về cơ bản là những sự việc cố định, không thay đổi và thường được sử dụng trong những câu ca dao, tục ngữ, hay những tình huống giả định mang tính chất chỉ xảy ra 1 lần. 「~ば」còn mang tính chất đưa ra lời khuyên là nếu làm việc này thì sẽ .. trở nên như thế nào đó. 「~ば」còn được sử dụng trong câu điều kiện tối tiểu 「さえ」〜「ば 」

*Cách chia
「~ば」chỉ đi cùng động từ hoặc tính từ đuôi 「い」
Group 1書く→書けば、読む→読めば
Group 2起きる→起きれば、受ける→受ければ
Group 3来る→来れば、する→すれば
Tính từ đuôi「 い」 安い→安ければ

*Ví dụ
卒業論文を出せば、卒業できます。
Động từ
安ければ、買います。
Tính từ đuôi 「い」
ちりもつもれば山となる(【塵も積もれば山となる)。
Tục ngữ mang ý nghĩa là “đến nhỏ như hạt bụi nếu mà (chồng) chất lên thì cũng thành núi”
あした雨が降れば、運動会は中止です。
Tình huống giả định
A:どうすれば、漢字を覚えることができますか。
Lời khuyên
B:毎日、新聞を読めば、覚えることができますよ。

3. Khái niệm: Câu điều kiện dùng「~たら」về cơ bản là biểu đạt tình huống giả định kể cả khi vế đầu tiên chưa xảy ra (vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 là kết quả của sự việc) hoặc những việc mang tính tất nhiên (sẽ xảy ra). Vế sau sẽ thường dùng động từ thể ý chí, mệnh lệnh (てください,ましょう,ませんか…)

*Cách chia:
Động từ hay tính từ đuôi 「い」 chia về thể quá khứ và thêm 「ら」

*Ví dụ:
あした雨が降ったら、試合は中止します。
Tình huống giả định
暑かったら、エアコンをつけてください。
Giả định (tính từ đuôi 「い」)
あした晴れだったら、ドライブに行きましょう。
Giả định (tính từ đuôi「 な」 )
ひまだったら、遊びに来ませんか。

△Ngoài ra「と」và「たら」còn có thể phân biệt bằng cách xác định thời gian mà hành động xảy ra (tính thời điểm trước hoặc sau). Trong trường hợp này không dịch câu mang nghĩa điều kiện (nếu – thì) mà nghĩa tương đương với 「とき」khi mà …. thì…
*Ví dụ:
部屋で{勉強していると/勉強していたら}、太郎が来ました。
木村さんに手紙を{出すと/出したら}、すぐに返事がきました。

4. Khái niệm : Câu điều kiện 「~なら」có tính chất khác với các câu điều kiện sử dụng「~と」「~ば」「~たら」, thể hiện sự phán đoán/ mệnh lệnh/ hi vọng/ ý chí của người nói sau khi đưa ra một tình huống giả định nào đó.

*Cách chia:
Động từ, danh từ, tính từ đuôi 「い」và 「な」 đều ở thể từ điển +「なら」

*Ví dụ:
あの大学へ行くなら、自転車が便利です。
Động từ
近いなら歩きましょう。
Tính từ đuôi 「い」
嫌ならやめてもいいですよ。
Tính từ đuôi 「な」
大学生ならこのくらいはできるはずです。
Danh từ

▲Chú ý : Câu có sử dụng 「~なら」có thể hoán đổi 2 vế với nhau (tương hỗ), có nghĩa là vế 1 → vế 2 hoặc vế 2 → vế 1 đặt vế nào trước thì khi cho vế còn lại vào ý nghĩa của câu cũng vẫn luôn đúng (không thay đổi). Đây là điểm khác biệt mà ở 「~と」「~ば」「~たら」không có.

A:家にパソコンがあります。
B:パソコンがあるなら、インターネットを使うことができますね。
・Trường hợp dưới dây không hoán đổi được 2 vế cho nhau
「~と」車を買うと、お金がなくなります。
「~ば」車を買えば、どこでも行けます。
「~たら」車を買ったら、ドライブをしよう。

・Trong văn nói thường gặp
「の」hoặc「ん」được ghép cùng động từ「のだったら/んだったら」thì ý nghĩa của câu không thay đổi vì đây chỉ là cách nói tắt hoặc nói nhấn mạnh.
B:パソコンがあるのなら、インターネットを使うことができますね。
・Để làm nổi bật tính giả định của câu thì 「もし」thường được để vào đầu câu với ý nghĩa là “Nếu”

もしあした雨が降れば、運動会は中止です。

もし余裕があれば、この資料を読んでおいてね。

△Thêm nữa,「~と」「~たら」còn mang ý nghĩa là phát hiện ra điều gì đó. 「~たら」trong trường hợp này mang tính thân mật, suồng sã nên mọi người chú ý khi sử dụng với ý nghĩa này

*Ví dụ:

学校に{行くと/行ったら}、新入生がたくさんいました。

◉Tóm lại: Trong 4 trợ từ 「~と」「~ば」「~たら」「~なら」thì 「~たら」có phạm vi sử dụng rộng nhất. Tuỳ thuộc vào vùng miền thì tỉ lệ sử dụng các từ trên cũng khác đi, ví dụ ở Kansai thì hầu hết đều quy về 「~たら」, còn ở Kanto thì như mình phân tích. Tuy nhiên có vài trường hợp không thể sử dụng「~たら」đó là :

①Câu mang tính Logic hay tính thời gian TRỪ trường hợp S1 xảy ra trước rồi tới S2 như đã phân tích bên trên.
*Ví dụ:
×あの学校へ行ったら、自転車が便利です。
②Hay như trường hợp dưới đây, không sai khi sử dụng「~たら」 nhưng nếu sử dụng「~ば」thì sẽ chính xác và đúng với ngữ pháp hơn
A:どうすれば、漢字を覚えることができますか。
B:毎日、新聞を読めば、覚えることができますよ。
③Hoặc đối với câu điều kiện tối thiểu:
教科書さえあれば、勉強できる。
④Những câu điều kiện thông thường hay câu có tính cố định thì nên sử dụng「~ば」hay「~と」 là chính xác nhất
雨が降ると、雪が解けます。
卒業論文を出せば、卒業できます。

Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn kèm ý kiến và kiến thức tổng hợp từ cá nhân!

Chúc các bạn học tốt nhé!


Cảm ơn Chị Cao Kieu Nga đã chia sẻ.
fb.com/kieunga.mina
———-
Xem thêm:
Tài liệu học tiếng Nhật
Từ vựng tiếng Nhật
Học Kanji