Home / Học tiếng Nhật / Phân biệt そう, よう, みたい, らしい

Phân biệt そう, よう, みたい, らしい

Phân biệt そう (sou), よう (you) , みたい (mitai), らしい (rashii)
Chúc bạn học tốt, thi tốt.

Trước hết điểm lại cấu trúc nhé:
1. そう
そうcó 2 cách dùng phổ biến cơ bản sau:
a). V(ます) bỏ ます+そう
Tính từ bỏ đuổi い/な+そう
-> dường như, sắp. Nghĩa suy đoán từ kết quả quan sát.
e.x: 雨が降りそうです.
(Người nói nhìn trời và đoán là trời sẽ mưa)

b)普通形+そう
->nghe nói là…
雨が降るそうです。(Người nói nghe được từ một nguồn thông tin khác: người khác, dự báo thời tiết v.v là trời sẽ mưa)

2. らしい
Dùng để trình bày sự suy đoán từ những điều đã nhìn thấy hoặc nghe thấy.
Cấu trúc ngữ pháp: ~らしい (rashii) thường đi sau động từ, danh từ và tính từ đã được đưa về 普通形(futsuukei).
Hay gặp nhất là N らしい (N rashii).
Thường hay đi với cụm よくわからないけど。。。
e.x: 誰が来たらしいです。(người nói suy đoán là có ai đó vừa tới do tiếng động, quan sát thấy ánh đèn v.v)

3.よう /みたい
Đây chắc là 2 cụ khó xơi nhất. Cách dùng y chang nhau. Đều kết hợp với 普通形、có điều riêng với tính từ đuôi な、đi với ようvẫn giữ nguyên, còn khi đi với みたいthì phải bỏ đuôi đi. Ngĩa cũng tương đương nhau luôn.
Cấu trúc này thể hiện sự đánh giá, suy đoán của người nói dựa trên thông tin có được.
e.x:
彼は風を引いたようです。
あなたは子供みたいです。

II. Phân biệt.
*Lưu ý trước là phần phân biệt ngữ pháp này nhiều cái là do đúc kết từ kinh nghiệm khoanh trắc nghiệm của bản thân, không đảm bảo độ học thuật. ))

Rõ ràng là そう(a),らしい、よう・みたい đều mang ý nghĩa về sự suy đoán của người nói, vậy chúng khác nhau ntn?
Nói về mức độ chủ quan khi mang hàm ý suy đoán thì そう<よう・みたい<らしい

そう(a) là kết quả suy đoán được đưa ra trực tiếp về một sự việc sắp xảy ra ngay khi bạn quan sát/nghe thấy một dấu hiệu gì đó.

雨が降りそうです。
Nhưng mà cũng không chắc là nó sẽ mưa, bạn chỉ đoán vậy thôi. Có thể là trời nó âm u nguyên ngày nhưng cũng chả nhỏ ra giọt nước nào!

Quan trọng nhất là cấu trúc này chỉ dành cho thể tương lai, sắp xảy ra thôi!

よう/みたい vẫn là suy đoán của bạn, nhưng nó dựa trên một quá trình tư duy, logic, tóm lại là nó bớt chủ quan và cảm tính hơn そう. Thường cơ sở suy luận chủ yếu sẽ là do bạn tự quan sát hoặc nghe được. Quan trọng nhất là nó có thể đi với thời quá khứ.

Cuối cùng là らしい. Cấu trúc này khách quan nhất. Thường cơ sở suy luận của bạn là do nghe nói từ một nguồn thông tin khác. Đây là cấu trúc suy đoán ít chủ quan nhất.

Vẫn khó hiểu quá phải không )). Đúng rồi vì đến người Nhật còn dùng loạn cả lên mà ). Và thực sự thì đa phần là chúng nó thay cho nhau được cả, 90% các câu bạn thích dùng j cũng được luôn. Chúng nó chỉ có một sự khác biệt cực nhỏ về mặt ngữ nghĩa. Nhìn ví dụ dưới đây nhé.

あなたは熱がありそうですね。(nhìn thấy mặt nó đỏ bừng, trông mệt mệt, phán luôn)
あなたは熱があるようですね。(thấy mặt nó đỏ quá, ra sờ trán một cái rồi phán)
あなたは熱があるらしいですね。(nghe thằng khác nói là nó bị sốt, chạy ra hỏi han)

Hay một ví dụ khác
雨が降りそうです。( nhìn trời đen kịt, đoán là sắp mưa)
雨が降ったそうです。(Thằng bạn mắc mưa ở ngoài chạy về báo là mưa rồi)
雨が降ったらしいです。(Nghe một thằng nói là ngoài trời vừa mưa, mà thằng này lại cũng nghe từ một thằng khác, chắc là mưa thật nhưng cũng không tự tin lắm)
雨が降ったようです。(Sáng dậy thấy sân ướt rệp nên đoán là trời mưa)

Ok?

** Những căn cứ về xúc giác thì gần như 100% sẽ làよう /みたい。Ví dụ sờ vào cái túi, phán, これは皮のようです。

Những căn cứ thu được từ việc nghe tin tức, nghe thời sự thì gần như 100% sẽ rơi vào らしい、hoặc là そう(b ). Ví dụ: ニュースでは台風が近づいているらしいです。

3. Bonus những cái liên quan.
a. Phân biệt そうvàらしい khi mang ý nghĩa: Nghe nói…
らしい thường có hàm ý suy đoán và không chắc chắn băng そう。

Vd:彼が会社を辞めたそうです。Nghe người ta nói là anh ta bỏ công ty rồi -> chắc chắn là bỏ rồi、bê lại nguyên si cái tin đã nghe được từ mồm thằng khác thôi. 彼が会社をやめたらしいです。 -> nhiều khả năng là bỏ rồi, nhưng mà tao không chắc lắm đâu nha.

b) Phân biệt ようvsみたい
Nghiêm túc mà nói là chẳng khác gì nhau ấy ). Có điều ようdùng trong văn viết nhiều hơn, vàみたいdùng trong văn nói nhiều hơn. Ngoài ra khi đi với tính từ đuôi な、đi với ようvẫn giữ nguyên, còn khi đi với みたいthì phải bỏ đuôi đi. Và khi đi với danh từ, thì sẽ là N+みたい、 và N+の+よう

c) Phân biệtらしい/よう・みたい /ぽい
Lại một thằng đại boss. Siêu khó nhằn.
Về mặt hàn lâm thì ぽい chỉ được dùng trong văn nói. Nhưng làm trắc nghiệm ai biết đâu là văn nói hay văn viết .
Thế thì nó khác qué j nhau?

+らしい:đặc tính của bản chất sự vật. Thường mang tính tích cực. e.x: 彼は男らしい!(chủ thể là nam, nam tính là khen)
+ぽい: đặc tính trái bản chất sự vật. Thường mang nghĩa tiêu cực. e.x:彼女は男っぽい。 (chủ thể là nữ nhưng tính nết lại giống con trai)

+よう・みたい:
Dựa trên ngũ quan (tay, mắt, mũi, miệng, tai) và kinh nghiệm để đưa ra nhận xét, phán đoán.
・彼は日本人のようだ。
Kare wa nihonjin no you da.
Anh ta có vẻ là người Nhật (Mặc dù có thể đúng hoặc không)

・あの人は男のようだ。
Ano hito wa otoko no you da.
Người đó có vẻ là nam (Ví dụ nhìn phía sau lưng từ xa, thấy tóc ngắn, đưa ra nhận xét)

Trong khi đó, 「みたい」 thì thường diễn tả hành động, cách hành xử cứ thể như là, mang tính chất giống như thế (thực tế thì không phải). Dùng trong văn nói. Thường mang nghĩa tiêu cực, ý nghĩa gần giống với 「っぽい」
・彼は子供みたい。

Kare wa kodomo mitai = Cậu ta cứ như con nít vậy / Cậu ta cứ như trẻ con vậy.

**Mở rộng:

*Phân biệt thêm giữa 「っぽい」và 「~みたい」
– So sánh 2 câu:
・(1) うそみたいな話。Uso mitai na hanashi.
・(2) うそっぽい話。Usoppoi hanashi.
Câu (1): Một câu chuyện (thật) cứ như đùa.
(2) : Một câu chuyện có vẻ không thật/ Một câu chuyện có vẻ xạo.

*Khi đi với tính từ, ぽいsẽ biểu thị trạng thái, tính chất gần với điều đó, có cảm giác là điều đó.
安い→安っぽい=Yasuppoi = Trông có vẻ rẻ, trông rẻ tiền.

・見た目は安っぽいかばんだね。
Mitame wa yasuppoi kaban dane.
Nhìn bề ngoài trông cái cặp (có vẻ) rẻ tiền nhỉ.

・赤っぽい=Akappoi = Có cảm giác là màu đỏ = Màu đo đỏ
彼女が持っているのは赤っぽいかばんだった。
Kanojo ga motteiru no wa akappoi kaban datta.
Cái cặp mà cô ấy mang theo là cái có màu đo đỏ.

Tương tự:
青い → 青っぽい =Aoppoi = xanh xanh
黄色っぽい=Kiiroppoi = Vàng vàng

IV. Bài tập.
I.
2、 ( 田中さんの顔を見て)
先生:田中さんは(うれしいようですね、うれしそうですね、うれしいらしいですね)
木村:何かいいことが(あったようですね、あったらしいですね、あったそうですね)
3、 最近胃が痛い。私は(胃が悪いようだ、胃が悪そうだ、胃が悪いらしい)彼の奥さんの話では、彼は最近(胃が悪いようだ、胃が悪そうだ、胃が悪いらしい)
4、 コップの水が(こぼれそうです、こぼれるようです、こぼれるらしいです)
5、 背中がかゆい(蚊にさされそうだ、蚊にさされたようだ、蚊にさされたらしい)
6、 ずいぶん古い家ですね。(ねずみがいそうですね、ねずみがいるようですね
ねずみがいるらしいですね )あれ、何か音がしますね。(ねずみがいそうですね、ねずみがいるようですねねずみがいるらしいですね )
7、大きい石ですね (重そうですね 、重いようですね、重いらしいですね)
8、大きい石ですね。あの人持とうとしていますよ。動きませんね。
(重そうですね 、重いようですね、重いらしいですね)
9、あの銅像ね 、だれも持ち上げられなかったんだって。ずいぶん
(重そうですね 、重いようですね、重いらしいですね)
10、課長:君が担当しているあの契約、どうなっているのかね。
部下:(うまくいきそうです。うまくいっているようです。うまくいったそうです)

II.
1.冬なのに今日は暖かくて A.春らしい B.春みたい  です。
2.母いつも A.子供らしい B.子供っぽい 服を着ている。
3.逃げたのは A.黒っぽい B.黒みたいな 車でした。
4.試験を受けたけど、合格は A.無理みたい B.無理っぽい です。
5.うちの子には A.子供みたいに B.子供らしく 元気に育ってほしい。