Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp (N5+N4) – Phần 5
—
118. N1 は N2 が多いです
N1 は N2 が [ 多い/少ない ]です
Chủ đề (N 1) được biểu thị bằng trợ từ「は」, còn bộ phận của「N1」(N 2) được biểu thị bằng trợ từ「が」.
この まちは せまい みちが 多いです。
Thị trấn này có nhiều con đường nhỏ
SAROMA JCLASS = 10
119. Vてください
Cách nói nhờ vả hoặc yêu cầu tương đối lịch sự. Sử dụng động từ chia ở dạng「V て」, cộng với「ください」. Để lịch sự hơn, đầu câu có thể gắn thêm「すみませんが」 (Xin lỗi…) Hoặc để mời, khuyến khích người khác thì thêm「どうぞ」
すみませんが、戸を 開けて ください。
Cậu làm ơn mở giúp mình cái cửa có được không?
どうぞ わたしの じしょを つかって ください。
Xin mời cứ dùng từ điển của tớ
120. V ないでください
Cách nói phủ định của V てください.
石を なげないで ください。
Đừng ném đá
121. V(ます)方
Động từ chia ở dạng「V ます」, sau đó bỏ「ます」, thay bằng「方(かた)」, sẽ biến động từ đó trở thành danh từ biểu thị cách thức tiến hành một hành động nào đó.
かきます → かき(ます)+かた → かきかた
アリさんの かんじの かき方は 正しく ないです。
Cách viết chữ Kanji của Ali không chính xác
この じしょの つかい方を おしえて ください。
Hãy chỉ cho tớ biết cách sử dụng cuốn từ điển này
122. N を VN します
N の VN を します
Những danh từ biểu thị động tác, hoạt động như “học tập” (べんきょう), “luyện tập” (れんしゅう) v.v… được gọi là “danh động từ” (VN). Đối với những「VN」này, khi thêm 「する」thì sẽ trở thành động từ, được kí hiệu là
「VN する」.「N を VN します」và「N の VN を します」có nghĩa như nhau.
はつおんを れんしゅうします。
Luyện tập phát âm
はつおんの れんしゅうを します。
Luyện tập phát âm.
123. Place へ V(ます)に行きます
Place へ V(ます)に [ 行きます/来ます/かえります ]
Mẫu câu thể hiện mục đích của hành động, đại diện với 3 động từ chuyển động có tần suất sử dụng cao. (đi, đến, về). Chia động từ ở dạng「V ます」, sau đó bỏ「ます」, gắn trợ từ 「に」và phía sau là động từ chuyển động.
Đây là mẫu câu thêm thành phần chỉ mục đích V(ます)に vào giữa mẫu câu “Place へ 行く(đi)/来る(đến)/かえる(trở về)” nên thành phần chỉ phương hướng Place へ được giữ nguyên, không chuyển thành Place で
○しょくどうへ たべに 行きます。
Đến nhà ăn để ăn.
ひこうじょうへ 友だちを みおくりに 行きます。
Ra sân bay để tiễn bạn
マナさんは うちへ お金を かりに 来ました。
Mana đến nhà tớ để vay tiền
124. Place へ N を VN しに行きます
Đây cũng là một dạng mẫu câu biểu thị mục đích của hành động. Trong phần 4, chúng ta đã đề cập dạng「N を VN する」và 「N の VN をする」. Khi chuyển sang dạng mục đích của hành động (đi, đến, về…)có thể chuyển thành dạng thức「N の VN に」 hoặc 「N の VN をしに」
日本へ 文学を べんきょうしに 来ました。
Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうを しに 来ました。
Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうに 来ました。
Đến Nhật để học văn học Nhật
125. Place へ VN に行きます
Place へ VN に [ 行きます/来ます/かえります ]
Đây cũng là mẫu câu biểu thị mục đích của hành động, nhưng động từ chuyển động phía sau được kết hợp trực tiếp ngay với trợ từ chỉ mục đích (に) và danh động từ (VN)
場へ 見学に 行きます。
Đi thăm quan nhà máy
126.〈Reason〉から、……
Mẫu câu nói về lý do để tiến hành một hành động nào đó. Ở phần giải thích lý do, cũng có thể dùng dạng phủ định hoặc thời quá khứ. Vế sau của câu, được dùng với rất nhiều dạng thức khác nhau.「から」được hiểu là “Vì”, “Bởi vì”…Để hỏi “nguyên nhân, lý do”, dùng「どうして ですか」(Tại sao?)
A: あしたは 学校を 休みます。
Mai tớ nghỉ học
B: どうしてですか。
Tại sao vậy?
A: ひこうじょうへ 友だちを むかえに 行きますから、休みます。
Tớ nghỉ học vì phải ra sân bay đón bạn
わかりませんから、先生に ききましょう。
Vì không hiểu, nên phải hỏi thầy giáo thôi
あぶない(です)から、よく みて ください。
Vì rất nguy hiểm, nên hãy chú ý cẩn thận
この かんじは たいせつですから、おぼえて ください。
Chữ Kanji này quan trọng nên hãy ghi nhớ nhé!
びょうきですから、おいしゃさんの ところへ 行きます。
Tớ bị ốm nên phải đi bác sĩ
127.〈Reason〉。だから、……
Trong phần 7,「から」được đặt giữa hai vế của một câu. Nếu muốn tách hai vế đó thành hai câu, thì chỉ cần sử dụng「だから」(“Cho nên”, “chính vì vậy mà…”) ở đầu câu thứ hai.
この かんじは たいせつです。だから、おぼえて ください。
Chữ Kanji này rất quan trọng. Chính vì vậy hãy nhớ kĩ nhé!
この テープは よく ないです。だから、つかわないで ください。
Cái băng này không tốt. Cho nên đừng sử dụng nữa
128. ~の反対は……です
N の V(ます)方は反対です
Cách sử dụng từ 「反対」. Được sử dụng trong trường hợp hai từ có nghĩa đối lập hoặc cách thức gì đó đối lập nhau…
「やすい」の 反対は 「たかい」です。
Từ “yasui” [rẻ] đối lập với từ “takai” [đắt].
あなたの ギターの もち方は 反対です。
Cách cầm đàn ghi-ta của anh là ngược
SAROMA JCLASS = 11
129. Nに V
N に V(のる、はいる、つくなど)
Trong trường hợp này, trợ từ 「に」 biểu thị điểm đến, điểm dừng lại của một hành động nào đó. Thường đi với những động từ như:
「のる」(lên, cưỡi),「とまる」(dừng chân),「のぼる」(leo, chèo),「はいる」(vào),「つく」(đến),「すむ」(sống) v.v…
わたしは しんじゅく駅で 電車に のります。
Tớ lên tầu ở ga Shinjuku
おとうとは 来年 しょうがっこうに 入ります。
Năm sau, em trai tớ sẽ vào tiểu học
130. Nを V
N を V(でる、おりる)
Trợ từ「を」trong trường hợp này biểu thị thời điểm khi chuyển động, đứng sau danh từ địa điểm hoặc phương tiện chuyển động. Thường đi với những động từ như「でる」(rời khỏi) và「おりる」(xuống tàu, xe…).
わたしは ぎんざ駅で 電車を おります。
Tôi xuống tàu ở ga Ginza
わたしは 九時ごろ 家を でます。
Tôi ra khỏi nhà lúc khoảng 9 giờ
131. N1 から N2 にのりかえます
Cách nói chuyển tàu xe, từ「N1」sang「N2」.から thể hiện điểm xuất phát, に thể hiện điểm đến.
父は しんじゅく駅で ちかてつから バスに のりかえます。
Bố tôi chuyển từ tàu điện gầm sang xe buýt ở ga Shijuku
母は ぎんざ駅で バスから 電車に のりかえます。
Mẹ tôi chuyển từ xe buýt sang tàu điện ở ga Ginza
132. V ています
Dạng「V ています」biểu thị một hành động đang xảy ra hoặc một trạng thái đang tiếp diễn.
雨が ふって います。
Trời đang mưa
子どもたちが やきゅうを やって います。
Bọn trẻ đang chơi bóng chày
マリアさんは てがみを かいて います。
Maria đang viết thư
ジョンさんは いま きょうとに すんで います。
John hiện nay đang sống ở Kyoto
ジョンさんは 大学で れきしの べんきょうを して います。
John đang học môn lịch sử ở trường đại học
133. V て、(V て、)V ます/ましょう/ました
V て、(V て、)[V ます/V ましょう/V ました]
Sử dụng dạng「V て」để nối những hành động xảy ra theo thứ tự, trình tự thời gian. Thời của động từ được chia ở động từ cuối cùng.
がっこうは 八時半に はじまって、四時に おわります。
Trường học bắt đầu lúc 8:30 và kết thúc lúc 4:30
あしたは 十時ごろ ホテルを でて、かいものを して、駅まで 行きましょう。
Ngày mai khoảng 10, mình rời khách sạn, sau đó đi mua đồ, rồi đi ra ga nhé
いもうとは きょねん ちゅうがっこうを でて、こうとうがっこうに 入りました。
Em gái tôi năm ngoái tốt nghiệp trung học cơ sở và đã vào PTTH rồi
Tuy nhiên nếu những động từ không chịu chi phối bởi trình tự thời gian thì vị trí các từ trong câu có thể hoán đổi cho nhau.
一階には 銀行が あって、二階には 本屋が あります。
Tầng một có ngân hàng và tầng hai có hiệu sách
二階には 本屋が あって、一階には 銀行が あります。
Tầng hai có hiệu sách và tầng một có ngân hàng
—
Nguồn Fnapge Tự học tiếng Nhật
Chúc các bạn học tốt, thi tốt.
Xem thêm:
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp (N5+N4) – Phần 4
Ngữ pháp tiếng Nhật sơ cấp (N5+N4) – Phần 6