Học ngữ pháp Tiếng Nhật – Minna no Nihongo Bài 35
Ngữ pháp Tiếng Nhật sơ cấp
—
Bài 35: Học về thể điều kiện của tiếng Nhật.
Thể điều kiện tiếng Nhật là 条件形(じょうけんけい)
Cách chia thể điều kiện trong tiếng Nhật
Có thể điều kiện của động từ, thể điều kiện của tính từ đuôi い, thể điều kiện của tính từ đuôi な、thể điều kiện của danh từ.
A) Thể khẳng định
1) Thể điều kiện của Động từ:
Động từ nhóm 1: Chuyển đuôi「u」 sang「e」 + -ba
(động từ dạng –masu thì bỏ -masu và đổi đuôi –i thành –e + ba)
Động từ nhóm 2: bỏ 「ru」 + -reba
(động từ dạng –masu thì bỏ -masu và thêm –reba)
Động từ nhóm 3:
* Tính từ đuôi i: Bỏ い thêm ければ
* Tính từ đuôi na và danh từ:
+ Tính từ đuôi na bỏ な thêm なら
+ Danh từ thêm なら
(cũng có ならば nhưng なら được dùng nhiều hơn)
B) Thể phủ định
* Động từ: Chuyển từ động từ thể -nai và chia như 1 tính từ đuôi –i
* Tính từ đuôi i: Chuyển sang thể phủ định (~くない) và chia như 1 tính từ đuôi –i
* Tính từ đuôi na+ danh từ: Chuyển sang thể phủ định (~ではない/~じゃない) và chia như 1 tính từ đuôi –i
Ý nghĩa của thể điều kiện là nếu…, nếu như… (giống ~と、~たら)
C) Cách sử dụng thể điều kiện trong tiếng Nhật
1. Diễn đạt điều kiện (hành động, trạng thái ở vế điều kiện) để dẫn đến 1 hành động, trạng thái ở vế sau (vế kết quả)
Ví dụ:
1) この 説明書を よめば、 使い方が わかります。
Nếu đọc sách hướng dẫn này sẽ hiểu được cách sử dụng.
2) カタログを 見なければ、 値段が わかりません。
Nếu không xem cuốn catalogue thì không biết được giá.
3) やすければ、この 車を 買います。
Nếu rẻ sẽ mua chiếc ô tô này.
4) 日曜日は ひまなら、 広島へ 行きます。
Nếu chủ nhật rỗi, tôi sẽ đi Hiroshima.
5) 雨なら、うちで テレビを 見ます。
Nếu trời mưa sẽ ở nhà xem tivi.
Chú ý: khác với 「~と」 , vế sau của thể điều kiện loại này có thể là những mẫu câu diễn đạt ý chí, mong muốn như: 「~Vてください」、「Vましょう」、「Vたいです」
(1) 何か 意見が あれば、 どうぞ 言ってください。
Nếu có ý kiến gì, xin hãy phát biểu.
(2) あの店の テレビが 安ければ、 買いましょう。
Nếu tivi của cửa hàng kia rẻ thì mua thôi
(3) この洗濯機は 音が 静かなら、 買いたいです。
Nếu tiếng động của cái máy giặt này êm thì tôi muốn mua.
2. Với 「なら」 thì có thêm cách sử dụng nữa, với ý: giới hạn đề tài, câu chuyện được đề cập đến (chỉ trong phạm vi nội dung được nói đến thôi)
Ví dụ:
(1) A: 「ワープロが ほしいんですが、どこのほうが いいですか。」
B: 「ワープロなら、 東京電気が いいです。」
A: Tôi muốn có 1 cái máy soạn văn bản, đồ của hãng nào thì tốt nhỉ?
B: Nếu là máy soạn văn bản thì (hàng của) Cty điện lực Tokyo tốt đấy
(không phải là sản phẩm điện tử nào khác mà nếu là máy soạn văn bản thì…)
(2) A: 「カメラが 買いたいんですが、どこかいい店を知っていますか。」
B: 「カメラなら、 秋葉原の藤屋が いいです。」
A: Tôi muốn mua 1 cái máy ảnh, bạn có biết cửa hàng nào tốt ko?
B: Nếu là máy ảnh thì (hàng của) cửa hàng Fujiya ở Akihabara hay lắm đấy.
(không phải là sản phẩm điện tử nào khác mà nếu là máy ảnh thì…).