Home / Ngữ pháp Minna no Nihongo / Ngữ Pháp Minna no Nihongo Bài 25

Ngữ Pháp Minna no Nihongo Bài 25

Học ngữ pháp Tiếng Nhật – Minna no Nihongo Bài 25
Ngữ pháp Tiếng Nhật sơ cấp

25

1. Thể quá khứ thông thường +

Khi ら được thêm vào sau thể quá khứ thông thường của các động từ, tính từ,danh từ.. thì nó sẽ biến mệnh đề đứng trước nó thành mệnh đề biểu hiện điều kiện. Ta sử dụng mẫu này khi muốn bày tỏ lập trường, ý kiến, yêu cầu, tình trạng của mình trong một điều kiện nào đó.

例1: おかねが あったら、りょこうします。

Nếu có tiền, tôi sẽ đi du lịch.

例2: いみが わからなかったら、じしょを しらべてください。

Nếu không hiểu nghĩa thì hãy tra từ điển.

例3: やすかったら、パソコンを かいたいです。

Nếu rẻ thì tôi muốn mua máy tính.

例4: ひまだったら、 てつだって ください。

Nếu rỗi rãi thì hãy giúp tôi đi.

例5: いいてんき だったら、さんぽしませんか。

Nếu thời tiết tốt thì đi dạo không?

Chú ý: Ở bài 23, các bạn đã được học mẫu : “ Thể từ điển+ ” .Trong mẫu này, mệnh để trước cũng là mệnh đề điều kiện. Tuy nhiên 2 mẫu này khác nhau ở những điểm sau đây:

Thể quá khứ thông thường+ ら、~ Thể từ điển + と、~
 

–          Chỉ dùng khi nói, không dùng khi viết

–          Mệnh đề trước らcó thể biểu hiện cả điều kiện giả định.

–          Mệnh đề sau ら có thể thể hiện ý chí của con người

–          Dùng được cả khi nói và khi viết.

–          Mệnh đề trước と chỉ biểu hiện được điều kiện nói chung

–          Mệnh đề sau と không được thể hiện ý chí của con người.

 

 

Điều kiện nói chung tức là các điều kiện mà chắc chắn sẽ xảy ra được ( 例: ふゆに なると,..), và khi nó xảy ra thì đương nhiên sẽ kéo theo kết quả ở mệnh đề sau と.

例6: 100どに なると、ふっとうします。( ~ど: ~độ   ふっとうします: nước sôi)

Cứ 100 độ thì nước sẽ sôi.

例7: あさになると たいようが のぼります。

Cứ đến sang thì mặt trời mọc.

( たいよう: mặt trời, のぼります:mọc)

Các điều kiện đưa ra như : 100どに なります、あさに なります,… sẽ chắc chắn xảy ra được nên dùng được với ~と.

Điều kiện giả định tức là các điều kiện có khả năng xảy ra hoặc không xảy ra (例:100万円が あったら….).

例8: 100万えんが あったら、りょこうに いきたいです。

Nếu có 1 triệu yên thì tôi muốn đi du lịch.

例9: にわが もう ちょっと 広かったら、はなを つくりたいです、

Nếu vườn rộng hơn một chút nữa thì tôi muốn trồng hoa.

Các điều kiện đưa ra ở trên như : 100万えんが あったら、にわが もうちょっと ひろかったら,… chỉ là giả định mà người nói đưa ra. Nó có khả năng không xảy ra được nên không dùng được với ~と mà phải dùng với ~たら.

Những điều kiện dùng được với と thì cũng dùng được với~たら nhưng ngược lại thì không:

例10: ふゆに なると さむくなります。(O)

Cứ đến mùa đông thì trời trở lạnh.

ふゆに なったら さむくなります。(O)

例11: じかんが あったら えいがを みに いきましょう。(O)

Nếu có thời gian thì chúng ta đi xem phim đi.

じかんが あると、 えいがを みに いきましょう(X)

2. Vた+ら、~:

Mẫu này được sử dụng khi người ta muốn nói rằng,để cho một hành động hay một tình trạng nào đó được đề cập đến ở mệnh đề chính được tiến hành thì điều kiện phải có là hành động ở mệnh đề phụ phải hoàn tất. Thì của mệnh đề chính luôn ở thì không quá khứ.

例1: 10時になったら、でかけましょう。

Đến 10 giờ thì chúng ta sẽ đi ra ngoài.

例2: うちへ かえったら、すぐ シャワーを あびます。

Về đến nhà là tôi sẽ tắm ngay.

Lưu ý : Mẫu này nhìn ngoài khá giống với mẫu “ Thể quá khứ thông thường +ら”  nhưng không hề có ý nghĩa giả định.

 3. Thể

   Trái ngược với mẫu : “ Thể quá khứ thông thường + ら,~” diễn tả một điều kiện thuận ( tức là khi điều kiện đó xảy ra thì sẽ dẫn đến tình trạng, hành động ở mệnh đề chính), mẫu này được dùng để diễn tả một điều kiện nghịch. Mẫu này được dùng khi muốn nói về việc một hành động hay một sư kiện được cho là đương nhiên sẽ phải xảy ra theo điều kiện đã có nhưng kết quả xảy ra lại trái ngược với lẽ thường hoặc với những gì mà ta kì vọng.

例1: にちようびでも はたらきます。

Mặc dù là chủ nhật nhưng tôi vẫn làm việc.

例2: やすくても、わたしは グループりょこうが きらいです。

Dù rẻ nhưng tôi ghét du lịch theo tour.

例3: べんりでも、 パソコンを つかいません。

Dù tiện nhưng tôi không dùng máy tính.

例4: がんばっても、 このしごとは あしたまでに おわらないと おもいます。

Tôi nghĩ là dù có cố gắng thì công việc này cũng không xong trước ngày mai.

Xét các ví dụ trên :

-Ví dụ 1:

Điều kiện : にちようびです.

Kết quả  : はたらきます

Theo lẽ thường, điều kiện にちようびですà はたらきません. Tuy nhiên kết quả xảy ra lại là  はたらきます、trái ngược với lẽ thường.

– Ví dụ 4:

Điều kiện: がんばります

Kết quả :  しごとは おわりません

Khi có điều kiện がんばります, ta sẽ kì vọng là しごとが おわりますà kết quả xảy ra しごとが おわりません、trái ngược với điều mà ta kì vọng.

Các ví dụ 2 và 3 cũng tương tự như vậy.

Mẫu ~ても(でも)và  mẫu ~たら là 2 mẫu có ý nghĩa trái ngược nhau ( điều kiện thuận và điều kiện nghịch) :

例1:

あめが ふったら せんたくを しません。

Nếu trời mua thì sẽ không giặt quần áo.

あめが ふっても せんたくを します。

Dù trời mưa vẫn giặt quần áo.

例2: やすかったら パソコンを かいます。

Nếu rẻ thì tôi sẽ mua máy tính.

やすくても  パソコンを かいません。

Dù rẻ tôi cũng không mua máy tính.

4. もし  いくら :

もし được sử dụng trong câu “ Thể quá khứ thông thường + ら” và  もし được sử dụng trong câu ~ても(~でも) để báo cho người nghe biết rằng câu đó là câu điều kiện. もし bao hàm ý nhấn mạnh về giả thuyết của người nói, trong khi đó いくら thì nhấn mạnh về mức độ điều kiện.

例1: もし 1おくえん あったら、 いろいろな くにを りょこうしたいです。

Nếu có 100 triệu Yên thì tôi sẽ đi du lịch nhiều nước.

例2: もし あした ひまだったら、やまへ いきたいです。

Nếu ngày mai rỗi thì tôi muốn đi lên núi.

Trong 2 ví dụ trên, もし được thêm vào sẽ giúp nhấn mạnh hơn về giả thuyết mà người nói đưa ra ở mệnh đề trước ら.

例3:  あらっても きれいに なりません。

Dù giặt cũng không sạch

いくら あらっても きれいに なりません。

Dù có giặt thế nào đi nữa cũng không sạch.

Rõ ràng, khi thêm いくら vào thì người nghe sẽ cảm nhận được mức độ đưa ra ở mệnh đề điều kiện tăng lên nhiều. Nếu như ở câu đầu tiên, ta chỉ hình dung là cái áo bị bẩn và giặt bình thường thì không sạch, thì ở câu sau, ta hình dung là chiếc áo đó bị bẩn và dù giặt đi giặt lại bao nhiêu lần, bằng các loại bột giặt khác nhau cũng không thể sạch được .

例4: たかくても かいます。

Dù đắt cũng mua.

いくら たかくても かいます。

Dù có đắt mấy cũng mua.

Trong ví dụ 4 cũng vậy. Ở câu đầu tiên, ta chỉ biết rằng dù đắt thì người nói cũng mua vật đó, nhưng ở câu sau, có thể hình dung là dù giá đắt đến thế nào đi chăng nữa người mua cũng phải mua bằng đượcà mức độ của điều kiện đã được nhấn mạnh hơn.

5. Nが:

Trong các bài trước, chúng ta đã được lưu ý rằng, chủ thể của mệnh đề phụ trong câu được biểu thị bằng trợ từ が. Các mệnh đề phụ sử dụng たら、ても、とき、と、まえに、và mệnh đề chỉ nguyên nhân から thì chủ thể của cũng được biểu thị bằng trợ từ が như dưới đây:

例1: ともだち くるまえに、へやを そうじします。

Tôi dọn nhà trước khi bạn bè đến.

例2: つま びょうきのとき、 かいしゃを やすみます。

Lúc vợ tôi ốm, tôi nghỉ làm.

例3: やまださん やくそくの じかんに こなかったら、どうしますか。

Nếu anh Yamada mà không đến vào giờ hẹn thì làm gì?

例4: ちず なくても、 くることが できます。

Dù không có bản đồ thì tôi vẫn có thể đến được.

例5: あした しけん ありますから、べんきょうしなければなりません。

Vì ngày mai thi nên tôi phải học.