Home / Ngữ pháp Minna no Nihongo / Ngữ Pháp Minna no Nihongo Bài 14

Ngữ Pháp Minna no Nihongo Bài 14

Học ngữ pháp Tiếng Nhật – Minna no Nihongo Bài 14
Ngữ pháp Tiếng Nhật sơ cấp

14

  1. Biến đổi động từ:

Không giống như tiếng Việt, một động từ trong tiếng Nhật biến đổi rất đa dạng(tổng cộng có khoảng 10 dạng) tùy thuộc vào vai trò và ý nghĩa của nó trong câu ( quá khứ, hiện tại, bị động, chủ động,…). Các động từ trong tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm dựa theo cách biến đổi của chúng. Vì vậy, để biến đổi đúng được động từ trong tiếng Nhật, điều quan trọng nhất là phải phân biệt được động từ đó ở nhóm nào trong 3 nhóm trên.

  1. Các nhóm động từ:

1) Động từ nhóm I:

Nhóm này bao gồm những động từ có âm tận cùng của phần thể ます là những âm thuộc hàng い( き、ぎ、し、ち,…). Tuy nhiên, có một số động từ đặc biệt tuy có âm tận cùng của phần thể ます là い nhưng không thuộc nhóm I này mà thuộc nhóm II- vì vậy sẽ phải ghi nhớ những động từ này để tránh bị nhầm lẫn. ( Chi tiết tham khảo phụ lục đính kèm cuối bài từ trang 178 đến trang 183)

例1:

ます      とます     おくます

ます      やすます    はいます

2) Động từ nhóm II:

Nhóm này hầu hết bao gồm những động từ có âm tận cùng của phần thể ます là những âm thuộc hàng え(え、け、げ、せ、…). Ngoài ra, còn có một số động từ có âm tận cùng của phần thể ます là những âm thuộc hàng い.( Chi tiết tham khảo phụ lục đính kèm cuối bài từ trang 184 đến trang 187, có khoảng 15 từ)

例2:

たべます      おしえます     つけます

むかえます     でます       あげます

 います     おきます    おります    かります  みます

3) Động từ nhóm III:

Nhóm này bao gồm những động từ します, các động từ tạo thành bởi “ danh từ có tính động tác+します” và động từ きます.( Chi tiết tham khảo phụ lục đính kèm cuối bài trang 188,189). Khác với 2 nhóm trên, động từ ở nhóm 3 này không có quy tắc biến đổi nên bạn buộc phải nhớ các cách biến đổi đặc biệt của chúng.

例3:

します        べんきょうします     コピーします

けっこんします  さんぽします       きます

 

  1. Thể

Thể của động từ có kết thúc bằng て hoặc で thì được gọi là thể て. Cách biến đổi một động từ từ thể ます sang thể て khác nhau tùy thuộc động từ đó thuộc nhóm I, II hay III. ( Chi tiết tham khảo phần phụ lục đính kèm và phần luyện tập A1, trang 116, bài 14, sách giáo trình).

Nhóm I: Tùy thuộc vào âm tận cùng của phần thể ます mà cách biến đổi thể て của những động từ thuộc nhóm này cũng khác nhau. Cụ thể :

Những động từ có âm tận cùng của phần thểますい、ち、り thì:

Vて=Thểます - // + って 

1

Động từ Thể ます Thể
あいます あい あって
はいります はいり はいって
まちます まち まって
*いきます   いき   いって(ngoại lệ)

 Những động từ có âm tận cùng của phần thể ますき(ぎ) thì:

Thể て= Thể ます - き(ぎ)+ い+て(で)

2

Động từ Thể ます Thể
ききます きき きいて
およぎます およぎ およいで

Những động từ có âm tận cùng của phần thểますび、に、み thì:

Thể て= Thể ます  // + ん+ で

3

Động từ Thể ます Thể
あそびます あそび あそんで
のみます のみ のんで
しにます(chết) しに しんで

Những động từ có âm tận cùng của phần thể ます thì :

Thể て= Thể ます

4

Động từ Thể ます Thể
かします かし かして
けします けし けして

2) Động từ nhóm II: Thêm vào sau phần thể ます

Động từ Thể ます Thể
おしえます おしえ おしえて
みます みて
います いて
おきます おき おきて
かります かり かりて
おります おり おりて

3) Động từ nhóm III:  Thêmて vào sau phần thể ます

Động từ Thể ます Thể
します して
きます きて
けっこんします けっこんし けっこんして
しょくじします しょくじし しょくじして

 

4) Thểて + ください

Mẫu này dùng để đề nghị, yêu cầu hay khuyến khích người nghe làm một điều gì đó.Đương nhiên, nếu người nghe là người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn mình thì tránh sử dụng mẫu này để đưa ra lời đề nghị, yêu cầu đối với người đó. Các câu dưới đây lần lượt là các ví dụ về cách sử dụng mẫu trên để đề nghị, yêu cầu hoặc khuyến khích :

例1: すみませんが、この かんじの よみかたを おしえてください。

Xin lỗi, hãy dạy tôi cách đọc chữ Hán này.

例2: ここに じゅうしょと なまえを かいてください。

Hãy viết tên và địa chỉ vào đây.

例3: ぜひ あそびに きてください。

Bạn nhất định phải đến nhà tôi( chỗ tôi) chơi nhé.

Khi sử dụng mẫu này để đề nghị người nghe làm một điều gì đó, nên thêm vào trước mệnh đề dùng để đề nghị (mệnh đề có chứa thể て+ください) すみませんが giống như trong ví dụ 1. Cách diễn đạt này sẽ làm cho câu trở nên lịch sự hơn là chỉ nói mỗi mệnh đề đề nghị.

5) Thểて+います

Mẫu này được sử dụng để diễn tả một hành động hoặc một động tác nào đó đang trong quá trình tiếp diễn.

例1: ソンさんは いま でんわを かけています。

Bây giờ anh Sơn đang gọi điện thoại

例2: A: いま あめが ふっていますか。

Bây giờ trời đang mưa phải không?

B1: はい、ふっています。

Vâng, ( trời) đang mưa.

B2: いいえ、ふっていません。

Không, không ( đang) mưa.

6)  Thể ます + ましょうか

Mẫu này được sử dụng khi người nói đề nghị đươc làm một cái gì đó để giúp người nghe.

例1: A: あしたも きましょうか。

Ngày mai tôi cũng đến chứ ?

B: ええ、10じに きてください。

Ừ, 10h đến nhé.

例2: A: かさを かしましょうか。

Tôi cho bạn mượn ô nhé.( = có cần ô không)

B: すみません。おねがいします。

Vâng, cám ơn anh nhiều.

例3:  A: にもつを もちましょうか。

Tôi cầm hành lý (giúp) nhé.

B: いいえ、けっこうです。

Không cần đâu ạ.

Trong những mẫu hội thoại ở trên, cách trả lời của B cho ta biết :

-VD1: Cách đề nghị, yêu cầu ai làm gì đó .

-VD2: Nhận sự giúp đỡ đó với một lời cảm ơn

-VD3: Từ chối sự giúp đỡ một cách lịch sự.

7) S1が、S2

例1: しつれいですが、おなまえは?

Xin lỗi( xin thất lễ), tên bạn là gì?

例2: すみませんが、しおを とってください。

Xin lỗi, lấy ( giúp tôi) muối.

Các bạn đã học liên từが trong bài 8 dùng để nối 2 mệnh đề có ý nghĩa đối lập nhau. Tuy nhiên, trong cách diễn đạt này, thì liên từ が được sử dụng trong những câu mào đầu như しつれいですが、すみませんが ( những câu người nói dùng để bắt đầu câu chuyện)  mất đi ý nghĩa nguyên thủy của nó mà chỉ đơn thuần có chức năng nối 2 mệnh đề của câu.

8) NV

Khi miêu tả một hiện tượng tự nhiên, chủ thể của hiện tượng đó được biểu thị bằng trợ từ が

例: あめが ふっています。

Trời đang mưa.