Home / Ngữ pháp / Tổng hợp các danh từ hóa động từ, tinh từ trong tiếng Nhật – Phần 2

Tổng hợp các danh từ hóa động từ, tinh từ trong tiếng Nhật – Phần 2

Tổng hợp các danh từ hóa động từ, tinh từ trong tiếng Nhật – Phần 2

Mẫu câu 1: 「の」 giống với 「こと」, dùng thay thế được cho nhau.

  • [Động từ thể từ điển (辞書形)] のは+ [tính từ]。
  • [Động từ thể từ điển (辞書形)] のが+ [tính từ]。
  • [Động từ thể thường (普通形)] のを+ [わすれました/ しっています]。

Ví dụ:
① 単語(たんご)をおぼえるのは たいへんです。
→ Việc nhớ từ thật là vất vả.
② 寝る(ねる)のがすきです。
→ Tôi thích ngủ.
③ 電気(でんき)を消す(けす)のをわすれました。
→ Tôi đã quên không tắt điện rồi.
④ 彼女(かのじょ)が仕事(しごと)をやめたのをしっています。
→ Tôi biết việc cô ấy đã nghỉ làm.
⑤ 死ぬ(しぬ)のがこわいです。
→ Cái chết thật là đáng sợ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Mẫu câu 2: Chỉ dùng 「の」 không dùng 「こと」

  • [Động từ thể thường (普通形)] のは+ [danh từ]。
  • [Danh từ/ Tính từ – na ] なのは+ [danh từ]。

* Danh từ ở phía sau 「のは」 hoặc 「なのは」chỉ người, vật, địa điểm, thời gian hoặc nguyên nhân. Trong trường hợp là đồ vật thì 「の」 có thể thay bằng 「もの」

Ví dụ:
① 私が生(う)まれたのは 京都(きょうと) です。
→ Nơi tôi sinh ra là Kyoto/ Kyoto là nơi tôi sinh ra.
② 独身(どくしん)なのは 田中(たなか)さんだけです。
→ Người còn độc thân chỉ có anh Tanaka/ Chỉ có anh Tanaka là còn độc thân.
③ ちょうどいいのは このサイズです。
→ Vừa nhất là cỡ này/ Cỡ này là vừa nhất.
④ 結婚(けっこん)をきめたのは こどもができたからです。
→ Quyết định kết hôn là vì đã có con.
⑤ 会議(かいぎ)が始まる(はじまる)のは10時です。
→ Giờ họp bắt đầu là 10 giờ.
⑥ もっとやすいの/ものは これです。
→ Cái rẻ hơn là cái này.

Mẫu câu 3: Chỉ dùng 「の」 không dùng 「こと」

[Động từ thể từ điển (辞書形)] のに+ [つかいます/ べんりです/やくにたちます/ いいです]。

* Mẫu câu này dùng khi nói đến mục đích sử dụng.

Ví dụ:
① 爪切り(つめきり)は 爪(つめ)をきるのに 使(つか) います。
→ Cái vật cắt móng tay là dùng để cắt móng tay.
② やかんは おゆをわかすのに つかいます。
→ Ấm nước là dùng để đun sôi nước.
③ 電子辞書(でんしじしょ)は 漢字(かんじ)の意味(いみ)をしらべるのに 役(やく)に立(た) ちます/ べんりです。
→ Từ điển điện tử rất hữu ích/ tiện lợi cho việc tra nghĩa của kanji.

1. Thêm hậu tố 「さ」vào sau tính từ để biến chúng thành các danh từ chỉ mức độ hay kích thước

Cách đổiTính từ -i ( )/ Tính từ -na () + さ

* Hậu tố 「さ」có thể thêm vào hầu hết các tính từ để biến chúng thành danh từ.

Ví dụ:

  • 大きい (to, lớn) → 大きさ (kích thước, độ lớn)
  • 高い (cao) → 高さ (độ cao, chiều cao)
  • うれしい (vui) → うれしさ (niềm vui, độ vui)
  • さびしい (buồn, cô đơn) → さびしさ (nỗi buồn, độ cô đơn)
  • まじめな (nghiêm chỉnh, nghiêm túc, chăm chỉ) →まじめさ (độ nghiêm chỉnh, độ chăm chỉ)
  • 大切(たいせつ)な (quan trọng) → 大切さ (tầm quan trọng)
  • いい・よい (tốt, đẹp) → よさ (sự tốt, độ tốt)

① 大きさは違うが、君(きみ)と同じかばんをもっているよ。

→ Tôi có một cái túi giống của cậu nhưng kích thước khác nhau.

② 子どもに命(いのち)の大切さ(たいせつさ)を教えなければならない。

→ Phải dạy cho trẻ con biết tầm quan trọng của sinh mạng.

③ 昔(むかし)の人は、今の世界(せかい)の便利さ(べんりさ)を知りません。

→ Những người thời xưa không biết được độ tiện lợi của thế giới ngày nay.

④ この街(まち)は、冬の寒さがきびしいです。とても寒いんですよ。

→ Ở thị trấn này cái lạnh mùa động rất khắc nghiệt. Trời rất là lạnh.

2. Thêm hậu tố 「め」vào sau tính từ -i để tạo thành danh từ nhấn mạnh mức độ hơn khi so sánh với một cái khác.

Cách đổi: Tính từ -i ( ) + め

* Hậu tố 「め」thường thêm vào các tính từ chỉ kích thước hay mức độ.

Ví dụ:

  • 多い (nhiều) → 多め (cái nhiều, phần nhiều)
  • 少ない (ít) → 少なめ (cái ít, phần ít)
  • 大きい (to lớn) → 大きめ (cái to, phần to)
  • 小さい→小さめ
  • 甘い (ngọt) → 甘め (cái ngọt, phần ngọt)

① ご飯を少(すく)なめに食べます。

→ Tôi ăn cơm phần ít.

② ネギを長めに切ってください。

→ Hãy cắt hành thành những phần dài.

③ 持(も)ち運(はこ)びが大変なので, 小(ちい)さめのを買っておきました.

→ Vì mang vác vất vả nên tôi đã chọn mua cái nhỏ hơn.

3. Thêm hậu tố 「み」vào sau tính từ để tạo thành danh từ chỉ tính chất hay tình trạng.

Cách đổiTính từ -i ( )/ Tính từ -na () + み

* Hậu tố 「み」chỉ có thể thêm vào một số tính từ nhất định.

Ví dụ;

  • 悲(かな)しい (buồn) → 悲(かな)しみ (nỗi buồn)
  • 楽しい (vui) → 楽しみ (niềm vui)
  • 弱(よわ)い (yếu) → 弱み (sự yếu, điểm yếu)
  • 強(つよ)い (mạnh) → 強み (sự mạnh, điểm mạnh, sở trường)
  • 苦’くる)しい (đau khổ) → 苦しみ (nỗi đau, niềm đau)
  • 甘(あま)い (ngọt) → 甘み (sự ngọt, vị ngọt)
  • 真剣(しんけん)な (nghiêm trọng) → 真剣み (sự nghiêm trọng, tính nghiêm trọng)

(x) 大きみ、うれしみ、まじめみ、暑み

* Nhiều tính từ có thể được danh từ hóa bằng cách thêm cả hậu tố「さ」 và hậu tố 「み」 nhưng về ý nghĩa có chút khác nhau. Danh từ được tạo thành với hậu tố 「さ」 nhấn mạnh mức độ còn danh từ được tạo thành với hậu tố 「み」nhấn mạnh tính chất, tình trạng.

Ví dụ:

  • 強さ (độ mạnh, sức mạnh ) vs 強み (điểm mạnh, sở trường)
  • 弱さ (độ yếu) vs 弱み (điểm yếu, sở đoản)
  • 厚さ (độ dày) vs 厚み (sự dày)
  • 甘さ (độ ngọt) vs 甘み (vị ngọt (cả nghĩa đen và nghĩa bóng))

① 戦争(せんそう)が終わった今でも、この国の苦(くる)しみはまだ続(つづ)いている。

→ Hiện tại chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau của đất nước này vẫn đang tiếp diễn.

② 田中さんの強みは2ヵ国語(こくご)が話せるということです。

→ Điểm mạnh của Tanaka là có thể nói được 2 ngôn ngữ.

③ このスープの野菜(やさい)の甘みを感じていた。

→ Tôi đã cảm nhận được vị ngọt từ rau của món súp này.

3. Cấu tạo danh từ từ động từ thể ます:

Quy tắc chung:

  • Động từ nhóm 1 và 2: V ます → Danh từ
  • Động từ nhóm 3: Kanji します → Danh từ (Kanji)

Ví dụ:

  • 動(うご)きます (vận động, chuyển động) → 動(うご)き (sự vận động, sự chuyển động)
  • 考えます (suy nghĩ) → 考え (sự suy nghĩ, ý kiến, ý tưởng)
  • 休みます (nghỉ) → 休み (sự nghỉ, kỳ nghỉ)
  • 手伝(てつだ)います(giúp đỡ) → 手伝い (sự giúp đỡ)
  • 助(たす)けます(cứu, giúp) → 助け (sự giúp đỡ, sự cứu hộ)
  • はじめます (bắt đầu) → はじめ (sự bắt đầu, sự khởi đầu, điểm bắt đầu)
  • 終わります (xong, kết thúc) → 終わり (sự kết thúc, điểm kết thúc)
  • 話します (nói, nói chuyện) → 話 (はなし: câu chuyện)
  • 勉強します(học) → 勉強 (sự học, việc học)
  • 運動(うんどう) します(vận động, tập luyện thể thao) → 運動 (sự vận động, việc tập luyện thể thao)

* Lưu ý: Không phải tất cả động từ đều có thể chuyển thành danh từ theo quy tắc trên mà chỉ giới hạn một số động từ nhất định.

① ピアニストの指(ゆび)の動(うご)きを見てください。

→ Hãy quan sát các chuyển động ngón tay của nghệ sĩ piano.

② 彼は田中さんに手伝いを頼(たの)んだ。

→ Anh ấy đã nhờ Tanaka giúp đỡ.

③ それはいい考えだね。

→ Đó là ý tưởng hay đấy nhỉ.

* Lưu ý: Các quy tắc chuyển động, tính từ thành danh từ ở trên không áp dụng với tất cả mọi động từ hay tính từ. Cũng không có một quy luật thống nhất hay danh sách cụ thể về những động từ hay tính từ nào sẽ theo quy tắc nào. Dùng nhiều, học thuộc và đọc nhiều là cách tốt nhất để nhận biết cách cấu tạo đúng.

Xem thêm: Tổng hợp các danh từ hóa động từ, tinh từ trong tiếng Nhật – Phần 1