Home / Học tiếng Nhật / Các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Nhật hiện đại – Phần 1

Các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Nhật hiện đại – Phần 1

Các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Nhật hiện đại – Phần 1
[Ngữ pháp] Hy vọng với tài liệu trên sẻ hữu ích với các bạn đang học tiếng Nhật.
Chúc các bạn học tốt, thi tốt.

Trong tiếng Nhật hiện đại có nhiều hình thức chỉ nguyên nhân, lý do. Ví dụ như hình thức thông thường ta hay gặp là hình thức dùng trợ từ “kara” hoặc “node”. Ngoài ra còn các hình thức khác như dùng các danh từ hình thức “tame”, “sei”, “okage” kết hợp với trợ từ “ni” hoăc “de”; hoặc là dùng các phó từ “naze”, “dooshite”, hoặc dùng các kết từ “dakara”, “soreyueni”, “sokode”, “sorede” v.v…

Nếu so sánh với các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Việt thì ta thấy tiếng Việt thường chỉ dùng các kết từ như “vì vậy”, “do đó”, “cho nên, nên” hoặc các kết từ chính phụ như “vì, vì vậy…nên, cho nên….”, “do…nên…”, “do vậy…mà…”v.v..

Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải so sánh về cách dùng từ loại giữa hai thứ tiếng Nhật và Việt để tìm ra sự khác nhau và phân biệt cách dùng giữa các từ loại tiếng Nhật có nghĩa gần giống nhau nhằm giúp cho người học dễ dàng biết cách sử dụng chính xác.

1. Dùng trợ từ : kara, node, te(de)

1.1.Trợ từ “kara

+ Dùng “kara” ở giữa câu

Thể hiện lý do của người nói muốn nhờ

vả, cầu khiến hoặc dự đoán…Thông thường dùng trong câu ở thể lễ phép.

Ví dụ : a)それは私が持ちますから、あれを持っていっていただけますか。Cái đó tôi sẽ mang, vì vậy anh mang giúp tôi cái kia được không ?

b)トレイに行くから、ちょっと待っていてください。 tôi cần đi vệ sinh, xin hãy chờ cho một lát.

c)あぶないから、やめなさい。Vì nguy hiểm xin hãy dừng lại !

d)遅いから、もう帰りたい。Vì muộn rồi tôi muốn về.

e)星がでているから、明日もきっといい天気だろう。 trời có sao, nên ngày mai chắc cũng nắng thôi.

+ Dùng “kara” ở cuối câu

– Thể hiện lý do của câu kết quả. Trong câu nhân quả thông thường người ta đưa ra lý do trước rồi nói kết quả sau (X kara Y), nhưng trong trường hợp này người ta nói kết quả trước rồi mới đưa ra lý do sau (Y nowa X kara da). Trong tiếng Việt thường dùng cặp kết từ liên hợp “sở dĩ…là do, là vì….” để chỉ kết quả trước nói lý do sau.

Ví dụ :

a) 今日、こんなに波が高いのは台風がちかづいているからだ。Sở dĩ hôm nay sóng to như thế là do bão sắp tới gần.

b) 試験に落ちたのは勉強しなかったからだ。 Sở dĩ thi trượt là do không chịu học.

c) 君はまだ気がついていないのか。彼女が君につめたいのは、君がいつもからかうようなことを言うからだよ。Thế cậu chưa nhận ra à ? Sở dĩ cô ta lạnh nhạt với cậu là vì cậu lúc nào cũng nói như là trêu trọc cô ấy.

Hoặc là có cách nói tỉnh lược bỏ bớt phần “ Y nowa” (sở dĩ…) mà chỉ nói phần sau “ X kara da” (là vì…). Trong câu tiếng Việt cũng có thể lược bớt như vậy và thường dùng cặp kết từ “vì…mà, cơ mà”.

Ví dụ:

a) 試験に落ちたんだってね。勉強しなかったからだよ。Nó thi trượt rồi còn đâu. Vì nó không chịu học mà.

b) 今日は二日酔いですね。きのうあんなに飲んだからだよ. Hôm nay anh say hai hôm rồi đấy nhỉ.. Vì hôm qua uống nhiều thế cơ mà.

– Thể hiện sự nhắc nhở , an ủi. Trong câu tiếng Việt có thể dùng phụ từ “…cho” hoặc “…rồi”.

Ví dụ :

a) おとなしく待ってろよ。おみやげ買ってきてやるからな。Chịu khó chờ nhé ! Rồi chú sẽ mua quà về cho.

b) いつか、しかえししてやるからな。

Rồi lúc nào đó mình sẽ bù lại cho.

c) いいから、いいから。それより、はやく手をあらいなさい。Thôi được rồi. Rửa tay mau lên !

– Khi trả lời câu hỏi tại sao “naze hoặc dooshite desu ka ?” thì người trả lời phải dùng trợ từ “kara” ở cuối câu để thanh minh lý do. Người Việt nam khi học tiếng Nhật thường ít chú ý dùng mẫu câu này, bởi vì trong tiếng Việt không bắt buộc phải dùng kết từ “là vì…” Ví dụ : Tại sao cậu không ăn ? Tớ không đói. (không nhất thiết phải trả lời : Là vì tớ không đói.)

Ví dụ :

a) 学校を休んだのは、どうしてですか。

学校を休んだのは、かぜをひいたからです。

Tại sao cậu nghỉ học ?

Tôi nghỉ học là vì bị cảm.

b) 京都へ行きたいのは、なぜですか。

京都へ行きたいのは、古いお寺が多いからです。

Tại sao anh muốn đi Kyoto ?

Tôi muốn đi Kyoto là vì ở đó có nhiều chùa cổ.

1.2. Trợ từ “node”

+ Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan ở vế đầu câu dẫn đến sự việc xảy ra ở vế sau của câu .Câu tiếng Việt cũng dùng kết từ chính phụ “vì…nên…”.

Ví dụ :

a) 雨が降りそうなので試合は中止します。 trời sắp mưa nên trận thi đấu tạm dừng.

b) もう遅いのでこれで失礼いたします。Vì đã muộn, nên đến đây tôi xin phép ra về.

c) このスーパーは品物はいいし、値段が安いので、いつもお客さんが多い。

Vì siêu thị này hàng hoá tốt, giá lại rẻ nên lúc nào cũng đông khách

+ Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do chủ quan ở vế đầu dẫn đến kết quả ở vế sau.

Ví dụ :

a) 疲れたので少し休んだ。 mệt nên tôi đã nghỉ một lát.

b) タバコをすいすぎたので、のどが痛い。 hút thuôc lá nhiều nên tôi bị viêm họng.

c) 明日4時におきなくてはならないので、今日は早く寝ます。 ngày mai phải dậy lúc 4 giờ sáng nên hôm nay phải đi ngủ sớm

1.3. Trợ từ te”(hoặc “de”)

Cách tiếp nối với trợ từ “te” : Tính từ đuôi i đổi đuôi thành ku đi với trợ từ “te”. Động từ biến đổi đuôi đi với trợ từ “te”(hoặc “de”). Danh từ và tính từ đuôi na bỏ đuôi đi với trợ từ “de”. Trợ từ “te”(“de”) trong trường hợp này được sử dụng để chỉ nguyên nhân, lý do. Khác với trợ từ “kara”, “node” dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan và chủ quan, còn trợ từ “te”(“de”) dùng để chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan có tác động đến tình cảm, suy nghĩ dẫn đến tình trạng như vậy. Chính vì những nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan ấy có tác động đến tình cảm, suy nghĩ của con người một cách tự nhiên nên trong tiếng Việt thường không cần dùng một loại kết từ nào. Do ý trên ý dưới của hai vế trong câu liên kết với nhau bằng sự tác động tự nhiên nên giữa hai vế trong câu thường dùng dấu phẩy.

Ví dụ :

a) 小鳥が死んで、悲しくてたまりません。Con chim con chết, tôi thấy buồn quá !

b) この問題がむずかしくてよく理解できない。Vấn đề này khó quá, tôi không thể hiểu nổi.

c) 加藤さんの話を聞いて、みんな笑いました。Nghe anh Kato nói chuyện, mọi người cười.

d) 値段が高くて買えません。Đắt quá tôi không mua được.

e) 遅くなってすみません。Xin lỗi, tôi đã đến muộn.

g) うれしくて、涙が出た。Vui quá, tôi chảy cả nước mắt.

h) かなしくて、泣いた。Buồn quá, tôi đã khóc.

Tóm lại, trợ từ kara, node chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan dẫn đến sự việc đó. Trợ từ te, de chỉ nguyên nhân, lý do khách quan hoặc chủ quan có tác động đến tình cảm, suy nghĩ của con ngườI dẫn đến tình trạng như vậy.

2. Dùng danh từ hình thức : tame, sei, okage

2.1. Tame(ni)

+ Dùng “tame” ở giữa câu

+ Dùng để chỉ nguyên nhân. Trong câu tiếng Việt thường dùng kết từ “vì…nên…” hoặc “……”, “do…mà…”.

Ví dụ :

a) 台風が近づいているために波が高くなっている。

 bão đang tới gần nên sóng to.

b) 去年は雨が降らなかったために、この地方では米は不作だった。

 năm ngoái trời không mưa nên vùng này đã mất mùa.. hoặc  Năm ngoái vùng này đã mất mùa vì trời không mưa.

c) 暑さのために家畜が死んだ。

Gia súc chết vì nóng.

Câu b) còn có thể dịch là “Do trời không mưa mà năm ngoái vùng này đã mất mùa.”

Câu c) còn có thể dịch là “Do nóng mà gia súc chết “.

+ Dùng để chỉ mục đích. Trong câu tiếng Việt thường dùng kết từ “để” để chỉ mục đích.Ví dụ :

a) 私は日本の歴史を研究するために日本に来ました。Tôi đã sang Nhật để nghiên cứu lịch sử Nhật bản.

b) 先生の話をよく聞くために、前のほうに座ります。Tôi sẽ ngồi phía trước để nghe rõ thầy giáo giảng bài.

c) 新しい映画を見るために、映画館へ出かけた。Tôi đi ra rạp chiếu bóng để xem bộ phim mới.

d) 家を買うために朝から晩まで働く。Tôi đi làm suốt từ sáng đến tối để có tiền mua nhà.

+ Dùng thêm trợ từ “ka” đi sau “tame” thành “tameka” để chỉ sự nghi vấn nhẹ nhàng mang tính dự đoán.. Trong tiếng Việt có thể dùng cặp kết từ “có lẽ….hay sao ấy”.

Ví dụ :

a) タンさんは病気のためか、最近顔色が悪いです。Có lẽ vì ốm hay sao ấy, gần đây trông mặt anh Tân không được khoẻ.

b) 急に寒くなったためか、風邪を引いてしまいました。Có lẽ bị lạnh đột ngột hay sao ấy, tôi đã bị cảm.

+ Dùng “tame” ở cuối câu.

– Dùng trong câu biểu thị nguyên nhân của câu kết quả. Tiếng Nhât thường dùng mẫu câu : “Y nowa X tameda” Trong câu tiếng Việt thường dùng cặp kết từ “sở dĩ…là vì…”, “sở dĩ …là để…”, hoặc có thể lược bớt vế đầu “sở dĩ…” mà chỉ dùng vế sau”là để, là vì…” cho câu nói nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ :

a) 停電になったのは台風のためである。Sở dĩ mất điện là vì bão.

b) 日本に来たのは日本語を勉強するためである。(Sở dĩ) tôi đến Nhật bản là để học tiếng Nhật.

– Dùng trong trường hợp chỉ nêu lên một nguyên nhân trong các nguyên nhân thì câu tiếng Nhật thường dùng thêm phó từ “hitotsuniwa” để nhấn mạnh. Hình thức này chỉ dùng trong văn viết.Trong câu tiếng Việt có thể dùng trạng từ “một là…”

Ví dụ :

a) 彼の性格が暗いのは、ひとつにはさびしい少年時代を送ったためである。Sở dĩ tính anh ta trầm là vì một là hồi còn nhỏ anh ta sống trong hoàn cảnh rất buồn tẻ.

b) 市民ホールが建たなかったのはひとつには予算不足のためである。Sở dĩ nhà văn hoá thành phố không xây dựng được là vì một là thiếu kinh phí.

2.2. Sei(de)

+ Dùng trong trường hợp do nguyên nhân hoặc lỗi của người khác dẫn đến hậu quả xấu hoặc đáng tiếc. sei có thể dùng ở giữa câu hay cuối câu, nhưng phần lớn được dùng ở cuối câu. Tiếng Việt có thể dùng cặp kết từ “do, tại….nên “ hoặc “…….là tại, do….”.

Ví dụ :

a) わがままな母親のせいで、彼女は結婚が遅れた。Do bà mẹ khó tính nên cô ta chưa lấy được chồng (hoặc Cô ta chưa lấy được chồng là tại bà mẹ khó tính)

b) みんなが新幹線に乗れなかったのは、3人が遅刻したせいだ。Tất cả không lên được tàu Shinkansen là tại ba người đến chậm.

c) でんきの消費量がうなぎのぼりなのは、熱帯夜が続いているせいだ。Nghe nói lượng tiêu thụ điện cao vọt hẳn lên là do đêm vùng nhiệt đới dài.

d)  A.あなた!バラが枯れているわよ

B.ぼくのせいじゃないよ。虫のせいだよ。

Anh ơi ! Cây hoa hồng bị chết rồi.

Không phải tại anh đâu nhé. Tại sâu đấy !

Nói chung những câu dùng danh từ hình thức “seide”để chỉ nguyên nhân có thể thay thế dùng trợ từ “kara” hoặc danh từ hình thức “tameni”, nhưng chú ý hậu quả do nguyên nhân “seide” gây ra luôn là xấu.

Ví dụ : câu a) và câu c) nêu trên có thể đổi thành :

a) 母親がわがままだったから、彼女は結婚が遅れた。

b) 暑い夜が続いているために、電気の消費量はうなぎのぼりだという。

+ Dùng thêm trợ từ “ka” vào sau danh từ hình thức “sei” tạo thành cụm từ “seika”. Cụm từ này cũng chỉ nguyên nhân, lý do có nghĩa là “tuy không nói rõ nhưng bên trong vẫn có một lý do gì đó”. Kết quả ở phân câu sau có thể tốt mà cũng có thể xấu. Trong tiếng Việt có thể dùng kết từ : “có thể do…”

Ví dụ :

a) 歳のせいか、、このごろ疲れやすい。 Có thể do tuổi tác, gần đây tôi hay mệt.

b) 家族が見舞いに来たせいか、おじいさんは食欲が出てきた。

Có thể do gia đình đến thăm, cụ ông đã ăn được.

c) 年頃になったせいか、、彼女は一段ときれいになった。

Có thể do đến tuổi dậy thì, cô ta xinh hẳn lên.

2.3. Okage(de)

Dùng để chỉ nguyên nhân, lý do và kết quả mang lai bao giờ cũng tốt. Nếu kết quả xấu thì dùng “seide”.Trong tiếng Việt thường dùng kết từ “nhờ…” hoặc “nhờ có…”. Cụm từ “okagede” phần nhiều được dùng với mẫu câu “Vtekureta/ Vtemoratta  okagede”(có nghĩa là nhờ có ai giúp đỡ).

Ví dụ :

a) あなたのおかげで助かりました。

Tôi sống được là nhờ có anh.

b) 友達が来てくれたおかげで、楽しい会になりました。

Nhờ có bạn đến, cuộc gặp mặt rất đông vui.

c) A.お子さんのけがはどうですか。

B.おかげさまで、だいぶ良くなりましたVết thương của cháu thế nào rồi ?

Cảm ơn bác,vết thương của cháu đã khá nhiều rồi

Câu c) “okagesamade” là cách dùng tập quán, có nghĩa là “cảm ơn”. Đây là cách trả lời lịch sự khi được người khác hỏi thăm sức khoẻ.

Tóm lại: Okagede được dùng chỉ nguyên nhân, lý do có kết quả tốt.

Seide được dùng chỉ nguyên nhân, lý do có kết quả xấu.

Hãy so sánh :

あなたのおかげで成功した。Nhờ có anh, tôi đã thành công. (kết quả tốt)

あなたのせいで失敗した。Tôi thất bại là tại anh. (kết quả không tốt)

“Okagede” vốn dĩ dùng trong trường hợp kết quả tốt, nhưng cũng có thể dùng trong trường hợp kết quả xấu với nghĩa châm biếm.

Ví dụ :まったく、君に頼んだおかげでかえってややこしいことになってし        まったじゃないか. Chính là nhờ có anh giúp mà chuyện càng rắc rối thêm

Nguồn : TRẦN SƠN (TS, Đại học Ngoại thương)

Xem thêm:
Các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Nhật hiện đại – Phần 2